Nâng cao năng suất, người lao động cần gì?

Phạm Sơn Chủ nhật, 26/05/2024 - 12:12

Lương, thưởng hợp lý, phúc lợi thỏa đáng, được tôn trọng, tạo cơ hội, khuyến khích phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo là những điều người lao động mong muốn để yên tâm công tác, toàn tâm với công việc và nâng cao năng suất.

Công nhân tại May 10. Ảnh: Hoàng Anh

Từ những ngày đầu chỉ sản xuất được 200 – 300 sản phẩm mỗi ngày, chị Phùng Thị Hạnh, công nhân tại Xí nghiệp sơ mi Hà Nội, Tổng công ty May 10, đã nâng cao năng suất lên 700 – 800 sản phẩm, chỉ sau khoảng năm tháng làm việc.

Hơn một năm sau, chị Hạnh đạt năng suất 1.400 sản phẩm mỗi ngày, cao hơn 50% so với những đồng nghiệp ở cùng công đoạn. Từ đó, không chỉ nhận được mức thu nhập cao, chị Hạnh còn nhận được nhiều bằng khen, danh hiệu quý giá.

Không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và chủ động kiểm soát thời gian, mục tiêu công việc là bí quyết giúp chị Hạnh đạt năng suất lao động vượt trội. Tuy nhiên, những yếu tố đó vẫn là chưa đủ.

Từ thực tiễn tại Tổng công ty May 10, nữ công nhân cho biết, người lao động, đặc biệt là lao động nữ sẽ nâng cao năng suất nếu được đáp ứng những cơ sở vật chất quan trọng như trường mầm non, trung tâm y tế, trường cao đẳng nghề.

“Những phúc lợi đó khiến người lao động có đủ điều kiện để phát triển bản thân, yên tâm công tác. Tôi mong muốn có chính sách nhân rộng mô hình này tới các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ”, chị Hạnh nói tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024.

Còn đối với chị Trương Thị Thu Hà, nhân sự tại Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), nâng cao năng suất đòi hỏi ở người lao động tính sáng tạo, không ngừng phát huy, cải tiến kỹ thuật.

Thực tế ở BSR, các phong trào lao động sáng tạo đã trở thành “cái nôi” cho nhiều công nhân trực tiếp sản xuất vươn lên trở thành những đốc công, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý. Nhiều người sau này đã trở thành giám đốc phân xưởng, giám đốc khu vực, đánh dấu sự trưởng thành mới của giai cấp công nhân.

Từ thực tiễn đó, để nâng cao năng suất cho người lao động dựa trên trí tuệ và sự sáng tạo, doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, có tư duy tôn trọng nhân tài, sẵn sàng trao cơ hội phát triển. Được đền đáp xứng đáng, người lao động sẽ phát huy tốt năng lực bản thân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, từ góc nhìn công đoàn, ông Phan Tuấn Anh, Chủ tịch công đoàn Công ty Honda Việt Nam, nhận định, doanh nghiệp tôn trọng người lao động, cho phép tự đưa ra sáng kiến, ý tưởng, kiến nghị, giải pháp sẽ giúp người lao động tự tin hơn và mong muốn cống hiến, làm việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, quy chế dân chủ được thực hiện tốt, thông qua việc doanh nghiệp giải quyết kịp thời và thỏa đáng kiến nghị, đề xuất, bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng là yếu tố tạo dựng niềm tin và tinh thần làm việc tích cực, hiệu quả.

Những điều này được tạo dựng thông qua văn hóa doanh nghiệp, một mặt khuyến khích sự chủ động, ước mơ, sáng tạo, ứng xử công bằng, mặt khác đặt vị trí người lao động vào trung tâm để có những chính sách quan tâm, hỗ trợ phát triển cần thiết.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Lan, Viện Công nhân công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, chế độ lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng chính là động lực quan trọng thúc đẩy năng suất lao động.

Bà Lan cho biết, mọi lao động đi làm đều quan tâm đến tiền lương, đặc biệt là lao động có thu nhập thấp. Thực tế chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận một cách chặt chẽ giữa lương, thưởng, phúc lợi với động lực cũng như sự hài lòng và toàn tâm trong công việc.

“Người lao động dù muốn gắn bó với công ty nhưng không thể ở lại mãi công ty lương thấp”, đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cố tình trả lương, thưởng, phúc lợi thấp cũng sẽ không tiết kiệm được tiền, do phải tiêu tốn nguồn lực để kiếm lao động mới, bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi người lao động giảm năng suất. Trong tình thế đó, công nghệ, máy móc hiện đại cũng trở nên vô nghĩa.

Còn chi trả các khoản lương, phúc lợi xứng đáng, người lao động không chỉ yên tâm công tác lâu dài mà còn giảm bớt gánh nặng cuộc sống, từ đó có thời gian và tâm trí để nâng cao trình độ, tay nghề.

Chính vì vậy, bà Lan đề xuất Chính phủ và Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu, xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng để tiền lương thực sự trở thành động lực gia tăng năng suất.

Bên cạnh đó, kiến nghị tăng cường độ bao phủ của bảo hiểm xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới về thu nhập, có chính sách liên quan đến phúc lợi nhà ở, bệnh viện, trường học để tạo môi trường thuận lợi và phù hợp cho người lao động phát triển.

Còn ông Tuấn Anh kiến nghị, Chính phủ cần có những chế tài cụ thể để xử phạt doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các quy định dân chủ tại doanh nghiệp, bên cạnh việc tăng cường tổ chức các buổi thảo luận để công đoàn và người sử dụng lao động trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng quy chế dân chủ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong vài năm gần đây liên tục không đạt mục tiêu đề ra và đang có xu hướng giảm, thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước.

Đổi mới sáng tạo: Yếu tố quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo: Yếu tố quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp

Khởi nghiệp -  1 năm

Với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao năm 2030 và trở thành nước phát triển với thu nhập cao vào năm 2045, đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố mang tính quyết định, giúp Việt Nam phát triển trong những năm sắp tới.

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Tiêu điểm -  1 năm

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trước Quốc hội về vấn đề năng suất lao động của Việt Nam.

Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI

Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI

Tiêu điểm -  3 năm

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ đem tới công nghệ, quy trình quản lý, kinh nghiệm hoạt động cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao năng suất. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra trong thực tế.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  15 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  18 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  19 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  19 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?