Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Nhật Hạ Thứ năm, 02/11/2023 - 07:37

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong vài năm gần đây liên tục không đạt mục tiêu đề ra và đang có xu hướng giảm, thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước.

Cải thiện và thúc đẩy năng suất lao động được xem là cốt lõi của nền kinh tế. Bởi không chỉ phản ảnh chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động còn có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, sức mạnh nội tại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, trong 3 năm qua, chỉ tiêu về năng suất lao động đều chưa hoàn thành. Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với thách thức rất lớn để bắt kịp năng suất lao động trong khu vực, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) nhấn mạnh tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Đại biểu bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong vài năm gần đây đang có xu hướng giảm và thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước.

Cụ thể, năng suất lao động giai đoạn 2021 – 2023 chỉ đạt 4,36 - 4,69%, thấp hơn mức bình quân giai đoạn 2016 – 2020 (trên 6%).

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’

Dễ dàng nhận thấy, mục tiêu đạt tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 – 2025 trên 6,5%/năm nằm trong Nghị quyết 54 (ban hành đầu năm 2022) về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 là một thách thức rất lớn của Chính phủ. Để ‘chạm’ được mục tiêu đề ra, năng suất lao động bình quân hai năm tới phải đạt trên 9%.

Được biết, trong giai đoạn được thống kê, chưa năm nào Việt Nam có mức tăng năng suất lao động chạm tới 6,5%.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn tỉnh Hà Nam) cho biết, trong thời gian vừa qua, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực trạng về nguồn nhân lực và năng suất lao động ở nước ta sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa có chuyển biến rõ nét.

Đồng thời, chưa thực sự là động lực, đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa bám sát nhu cầu thị trường, nhất là lao động trong ngành nghề kinh tế mới, thiếu nhân lực trong ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế số.

Tốc độ tăng năng suất lao động ‘đáng báo động’ 1
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn tỉnh Hà Nam) tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Ảnh: Trang tin Quốc hội.

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động năm 2022 của Việt Nam chỉ bằng 12,2% năng suất lao động của Singapore, 24,4% của Hàn Quốc, 58,9% của Trung Quốc, 63,9% của Thái Lan, 94,2% của Phillipines.

Trong khi đó, Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đánh giá năng suất lao động của Việt Nam đang tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia là 40 năm và so với Thái Lan là 10 năm.

Tuy xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa cho phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam vẫn còn thiếu hụt.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ được nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề này.

Các đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện thực trạng, khó khăn, nguyên nhân, trách nhiệm và có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn, chính sách đột phá, khắc phục những tồn tại, hạn chế đang là rào cản với sự phát triển nhân lực chất lượng cao. 

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Tiêu điểm -  1 năm
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trước Quốc hội về vấn đề năng suất lao động của Việt Nam.
Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Tiêu điểm -  1 năm
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trước Quốc hội về vấn đề năng suất lao động của Việt Nam.
Đổi mới sáng tạo: Yếu tố quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo: Yếu tố quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp

Khởi nghiệp -  1 năm

Với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao năm 2030 và trở thành nước phát triển với thu nhập cao vào năm 2045, đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố mang tính quyết định, giúp Việt Nam phát triển trong những năm sắp tới.

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Năng suất lao động vẫn ở vùng trũng

Tiêu điểm -  1 năm

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trước Quốc hội về vấn đề năng suất lao động của Việt Nam.

Thách thức mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%

Thách thức mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%

Tiêu điểm -  2 năm

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trên 6,5% là mục tiêu thách thức của Chính phủ. Trong đó, năm 2021 đã tăng khiêm tốn 4,71% do Covid-19, nên 4 năm tiếp theo cần sự đột phá mạnh mẽ để đạt mức tăng bình quân lịch sử trên 6,95%.

Nâng cao năng suất lao động để không bỏ lỡ cơ hội cất cánh

Nâng cao năng suất lao động để không bỏ lỡ cơ hội cất cánh

Tiêu điểm -  3 năm

Việt Nam dường như đang đi theo con đường phát triển giống một số quốc gia ASEAN, mất tới 40 – 60 năm để thoát khỏi mức thu nhập trung bình. Để đạt được mục tiêu 2045 đầy tham vọng, cần có những chuyển biến mang tính đột phá.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.