Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI

Phạm Sơn Thứ năm, 29/04/2021 - 08:56

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ đem tới công nghệ, quy trình quản lý, kinh nghiệm hoạt động cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao năng suất. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra trong thực tế.

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS).

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học, năng suất lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu cho quyết định khả năng phát triển cũng như sự thịnh vượng và bền vững của mỗi quốc gia. Đối với các nước nhỏ, nền kinh tế chưa phát triển, đầu tư nâng cao năng suất lao động là chiến lược quan trọng cho sự bứt phá.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, nâng cao năng suất lao động cũng được chú trọng trong các chiến lược, chính sách về phát triển kinh tế. Trong đó, nguồn vốn FDI là một ngoại lực mạnh mẽ, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, nhờ vào các máy móc trang thiết bị công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý hiện đại.

Tuy nhiên, nghiên cứu thuộc báo cáo Năng suất Việt Nam chỉ ra điều ngược lại: năng suất lao động khu vực FDI chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc ở giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, sau đó giảm mạnh từ đầu những năm 2000. Đi cùng với đó là sự chững lại của năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo, mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa để chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI
Năng suất lao động theo khu vực kinh tế. Đơn vị: triệu đồng/lao động. Ảnh: VCCI.

Tính đến hiện nay, năng suất lao động của khu vực FDI thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và cao hơn so với khu vực tư nhân. Diễn biến năng suất lao động của khu vực FDI cũng phức tạp hơn nhiều so với mức tăng trưởng ổn định của hai khu vực còn lại.

Lý giải cho điều này, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS) cho biết, trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, các nhà đầu tư quốc tế chủ yếu tìm đến Việt Nam cho những dự án công nghiệp nặng, thâm dụng vốn lớn, dẫn đến năng suất lao động của khu vực này trở nên ưu việt hơn hẳn.

Tuy nhiên, vào giai đoạn sau đó, doanh nghiệp nước ngoài nhận ra sự kém hiệu quả trong các khoản đầu tư công nghiệp nặng, do đó chuyển hướng sang các ngành có mức thâm dụng lao động cao và hướng vào xuất khẩu như giày dép, dệt may, lắp ráp điện tử… Trong các lĩnh vực này, sự đóng góp của Việt Nam vào chuỗi giá trị không cao, chủ yếu nằm ở vùng trũng trong “đường cong mặt cười” về chuỗi giá trị.

Mặt khác, các công nghệ, cách thức hoạt động được doanh nghiệp FDI lựa chọn áp dụng tại Việt Nam cũng chủ yếu hướng tới việc làm sao cho không cần cải thiện năng suất lao động mà chỉ cần mở rộng quy mô nhân công giá rẻ. Điều này khiến cho chất lượng lao động khu vực FDI không có sự tiến bộ, chủ yếu vẫn là lao động tay chân không qua đào tạo, thực hiện những quy trình rập khuôn lặp đi lặp lại. Tỷ trọng lao động chưa qua tay nghề trong nền kinh tế cũng có xu hướng tăng lên.

Theo ông Thành, hiện tượng này là “điều bất thường”, thể hiện ra sự thất bại của chính sách thu hút vốn FDI khi không thể định hướng khu vực này theo hướng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao hơn. Các doanh nghiệp FDI cũng mặc nhiên coi Việt Nam là thị trường tiềm năng nhờ vào lao động rẻ, đáp ứng hiệu quả các công việc giản đơn.

“Thất bại của chính sách và thái độ của doanh nghiệp FDI là hai mặt của vấn đề năng suất lao động thấp”, TS. Thành nhận xét.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo, nếu tình trạng trên không được cải thiện, khi giá nhân công ngày càng tăng, các doanh nghiệp FDI sẽ không nâng cấp, thay đổi chiến lược mà lựa chọn rời khỏi Việt Nam. Đây là tình huống “bẫy thu nhập trung bình” điển hình, ảnh hưởng nặng nề tới khát vọng phát triển đất nước.

Bình luận về hiện trạng trên, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Bộ Công thương nhận xét, Việt Nam chủ yếu vẫn đang thu hút FDI dựa vào những ưu đãi trước đầu tư về đất đai, thuế, phí… mặc dù xu hướng chung của thế giới đang chuyển sang các ưu đãi sau đầu tư, tức là những ưu đãi dựa trên kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Điều này dẫn đến hiện trạng các doanh nghiệp FDI chỉ muốn tận dụng lợi thế, ưu đãi mà không có ý thức thay đổi chiến lược, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất cho người lao động.

Theo bà Thủy, chiến lược thu hút FDI mới cần phải có sự thay đổi về tư duy, đặc biệt là vấn đề về ưu đãi để tạo động lực và trách nhiệm cho doanh nghiệp. Mặt khác, cải thiện trình độ doanh nghiệp nội để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực FDI cũng là cách để các nhà đầu tư nước ngoài không dễ dàng rời bỏ thị trường khi giá nhân công tăng lên, thay vào đó là những chiến lược nâng cao năng suất lao động.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  1 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  24 phút

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  37 phút

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  1 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  13 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  19 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  19 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.