Tài chính
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng
Việc bổ sung nguồn lực tài chính cũng thể hiện quyết tâm, hành động mạnh mẽ của ngân hàng trong hành trình tái cơ cấu và chuyển mình toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.200 tỷ đồng. Phương án tăng vốn điều lệ này đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của NCB thông qua vào tháng 4 năm 2023.
Mục đích của việc chào bán thêm cổ phiếu và tăng vốn điều lệ là nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng.
Theo đó, ngân hàng NCB sẽ phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, NCB sẽ thực hiện phát hành ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (dự kiến trong quý II/2024). Việc chuyển nhượng số cổ phiếu này bị hạn chế trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành chào bán.
Việc tăng vốn điều lệ là một tín hiệu tích cực, tạo sức bật quan trọng cho quá trình chuyển đổi toàn diện của NCB, hướng tới các mục tiêu chiến lược của ngân hàng.
Đặc biệt trong bối cảnh NCB đang không ngừng nâng cao nền tảng công nghệ phục vụ mục tiêu số hóa toàn diện, đầu tư giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng và bắt tay cùng tổ chức tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới triển khai quyết liệt chiến lược mới giai đoạn 2023 – 2028.
Năm 2023 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của NCB với sự đổi mới toàn diện cả về diện mạo và sức mạnh nội tại. Song song với việc kiện toàn bộ máy cùng sự tham gia của nhiều nhân sự tâm huyết, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong ngành tài chính – ngân hàng, NCB cũng đồng thời đầu tư xây dựng nền tảng dữ liệu, nền tảng hạ tầng công nghệ để ra mắt các sản phẩm số toàn diện, gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Hiện NCB đã nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24 phiên bản R21 hiện đại, tăng tốc độ phục vụ người dùng và tăng cường công tác quản trị điều hành nội bộ. Các dự án chuyển đổi số liên tục được triển khai giúp khách hàng có trải nghiệm mượt mà, tiện lợi hơn như: nâng cấp hệ thống core thẻ, áp dụng quy trình eKYC để mở tài khoản, rút tiền không cần thẻ vật lý tại ATM…
Những chuyển đổi của NCB đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực. Năm 2023, ngân hàng ghi nhận tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong vài năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê, quy mô khách hàng tại NCB trong 9 tháng đầu năm tăng hơn 33% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng cũng đã đạt quy mô một triệu khách hàng trong năm 2023 theo mục tiêu đề ra. Đến cuối quý III/2023, tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại NCB tăng gần 5.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý trước và tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Những kết quả này cho thấy niềm tin ngày càng cao của khách hàng vào hoạt động ổn định, minh bạch và phát triển của NCB.
Việc bổ sung nguồn lực tài chính cũng thể hiện quyết tâm, hành động mạnh mẽ của ngân hàng trong hành trình tái cơ cấu và chuyển mình toàn diện. Đồng thời khẳng định năng lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường và sự sẵn sàng của NCB cho việc bứt phá trong giai đoạn sắp tới.
NCB chuyển trụ sở chính về 25 Lê Đại Hành
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.