Leader talk
Nền kinh tế mới
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số, nơi công nghệ không chỉ hỗ trợ mà còn định hình cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh.
- Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc 22/11/2024 08:49
Những bước đi đầu tiên
Cách đây hơn một thập kỷ, kỷ nguyên số hay kinh tế số tại Việt Nam vẫn chỉ là những khái niệm mơ hồ. Gọi xe qua ứng dụng, mua sắm trực tuyến, hay thanh toán không dùng tiền mặt dường như là những ý tưởng xa xôi trong đời sống thường ngày. Phần lớn các giao dịch đều vẫn phụ thuộc vào tiền mặt, thương mại điện tử gần như chưa xuất hiện và khái niệm “ứng dụng công nghệ vào vận tải” chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp lớn tại nước ngoài.
Ông Hữu Tuấn, một tài xế công nghệ 52 tuổi nhớ lại: “Trước kia, tôi chưa từng nghĩ sẽ có một ngày chiếc điện thoại trở thành cần câu cơm cho cánh tài xế. Giờ đây, thay vì chỉ đứng chờ khách ở đầu phố, chúng tôi di chuyển khắp mọi nơi, có thêm cơ hội gia tăng thu nhập”.
Bức tranh đã thay đổi rõ rệt từ năm 2014 khi Uber và Grab khai phá thị trường vận tải, đánh dấu sự khởi đầu của mô hình gọi xe công nghệ. Chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, lĩnh vực này đã bùng nổ với sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa như Be Group, GSM, cạnh tranh sòng phẳng với các ‘ông lớn’ quốc tế.
Cùng với đó, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Thập kỷ trước, Lazada, Tiki và một số nền tảng khác chỉ thu hút một lượng nhỏ người dùng. Đến năm 2024, thương mại điện tử được xem là trụ cột dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam khi đóng góp tới 22 tỷ USD. Người tiêu dùng không chỉ mua sắm trực tuyến mà còn sử dụng các nền tảng số để đặt dịch vụ, học tập và giải trí.
Thanh toán không tiền mặt cũng là một minh chứng điển hình cho sự chuyển mình của kinh tế số. Năm 2012, phần lớn giao dịch vẫn dựa vào tiền mặt, nhưng đến năm 2024, hơn 87% người Việt trưởng thành có tài khoản ngân hàng và các ứng dụng ví điện tử như MoMo, ZaloPay đã trở nên phổ biến, hỗ trợ hàng triệu giao dịch mỗi ngày.
Những hình thái sơ khai này không chỉ mở ra một chương mới cho Việt Nam mà còn đặt nền tảng cho sự bùng nổ của nền kinh tế số. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số. Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ sáu, thì năm 2021 vươn lên đứng thứ ba và hai năm tiếp theo đã vươn lên đứng đầu khu vực.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho rằng, đây thời điểm để Việt Nam xây dựng những mô hình và chiến lược mới, ứng dụng công nghệ để tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Dẫn chứng báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google và Temasek công bố, ông Hoài ước tính quy mô nền kinh tế số Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái.
“Năm 2024 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Hoài nói. Dự kiến, đến năm 2030, nền kinh tế số Việt Nam có thể cán mốc 190-200 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng cao, theo Google và Temasek.
Những góc nhìn khác nhau
Kinh tế số không còn xa lạ nhưng định nghĩa về nó lại có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng đóng góp vào nền kinh tế này.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế số là tất cả các hoạt động kinh tế dựa trên dữ liệu, công nghệ số và các kết nối kỹ thuật số, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và thương mại điện tử. Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò của dữ liệu như một tài sản cốt lõi và công nghệ như động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế lại đưa ra cách tiếp cận mở rộng hơn, cho rằng kinh tế số bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng hoặc chuyển đổi bởi công nghệ số. Điều này bao hàm không chỉ các ngành trực tiếp như thương mại điện tử hay dịch vụ gọi xe, mà còn cả các lĩnh vực như nông nghiệp thông minh, giáo dục trực tuyến và chăm sóc sức khỏe số.
Một cách tiếp cận khác đến từ Diễn đàn Kinh tế thế giới, kinh tế số không phải là một ngành cụ thể mà là sự tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, tạo ra giá trị thông qua đổi mới sáng tạo và hiệu quả vận hành.
Đại diện một số doanh nghiệp như bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures cho rằng, nền kinh tế số của Việt Nam trong tương lai là không gian mà công nghệ đóng vai trò cốt lõi trong việc định hình cách thức vận hành của doanh nghiệp và cách mà người tiêu dùng tương tác với sản phẩm và dịch vụ.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Tuất, Tổng giám đốc NextPay, kinh tế số là cách ứng dụng công nghệ hay số hóa nền kinh tế nói chung. Kinh tế số là kết quả của quá trình chuyển đổi quy trình, phương thức kinh doanh truyền thống sang môi trường trên internet. Kinh tế số có thể được hiểu qua bốn trụ cột chính gồm: chính sách số, hạ tầng số, nền tảng số và kỹ năng số. Ở đó, hạ tầng là yếu tố cơ bản cấu thành nên kinh tế số, bao gồm mạng internet, viễn thông, trung tâm dữ liệu, công nghệ đám mây, bán dẫn. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn với việc phủ sóng 4G, triển khai 5G và xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia.
Với nền tảng số, trụ cột này bao gồm các dịch vụ như: thương mại điện tử, thanh toán điện tử, dịch vụ gọi xe, giáo dục trực tuyến... Đây là nơi các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người dùng.
Còn trụ cột kỹ năng số gồm yếu tố con người, kỹ năng sử dụng công nghệ và khả năng sáng tạo trong môi trường số. Theo báo cáo của We Are Social, năm 2024, hơn 79% dân số Việt Nam đã tiếp cận internet, nhưng kỹ năng số của lực lượng lao động vẫn cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu mới.
Kim chỉ nam cho kinh tế số
Theo ông Hoàng Công Huấn, Giám đốc phát triển kinh doanh Be Group, thực chất kinh tế số đã hình thành và phát triển tại Việt Nam từ lâu, nhưng chưa được điểm mặt gọi tên. Sở dĩ có điều này, là vì Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều quyết sách quan trọng mở đường và là kim chỉ nam cho nền kinh tế số từ nhiều năm trước.
Từ năm 2009, Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ cao và một năm sau ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp...
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về vấn đề này.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cùng với đó, khung khổ pháp lý có những bước tiến nhất định với nhiều bộ luật, như Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ thông tin (2006), Luật Tần số vô tuyến điện (2009), Luật An ninh mạng (2018) Luật Dữ liệu (2024)…
Ngay như trong năm 2024, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững như Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 với việc lấy quản trị số làm gốc.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: đầu tư vào hạ tầng số; thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp số, các công ty khởi nghiệp sáng tạo; cũng như nâng cao kỹ năng số cho người lao động trong ngành sản xuất và dịch vụ.
Với những ngành nghề đặc thù và tạo đột phá như bán dẫn, Chính phủ đặc biệt đưa ra Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, với mục tiêu mỗi năm chúng ta có thể đạt doanh thu 100 tỷ.
Đi cùng với đó là Công điện số 83/CĐ-TTg về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Tăng tốc, kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD
Dấu chân trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số Việt Nam
Kinh tế số với trụ cột là thương mại điện tử đang trở thành hướng đi tất yếu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Dấu ấn của người Việt trong tham vọng kinh tế số tại Malaysia
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...
Cải cách thể chế từ góc nhìn lập pháp
Cải cách thể chế là việc thay đổi cách đặt ra luật lệ và tổ chức các cơ quan để mọi thứ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ người dân tốt hơn. Nói ngắn gọn, đó là sửa đổi cách “vận hành” để cuộc sống và công việc suôn sẻ hơn.
Lực lượng sản xuất mới
Việt Nam muốn trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì phải đi trong nhóm đầu về công nghệ số và công nghiệp công nghệ số.
Chuẩn bị đêm trước cho một kỷ nguyên mới
Năm 2025, các nhà lãnh đạo nên quyết tâm làm một cuộc cách mạng hành chính đối với doanh nghiệp, tháo gỡ tất cả các rào cản về thể chế để doanh nghiệp trong nước vươn lên.
Nhà quản trị thời AI
Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và AI đang trở thành tâm điểm chú ý, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp.
Bình dân học vụ số
Bình dân học vụ số cần sự kiên trì và nỗ lực, bởi lẽ chỉ khi không ai bị bỏ lại phía sau, Việt Nam mới có thể vươn lên trong kỷ nguyên số.
Nền kinh tế mới
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số, nơi công nghệ không chỉ hỗ trợ mà còn định hình cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh.
Cải cách thể chế từ góc nhìn lập pháp
Cải cách thể chế là việc thay đổi cách đặt ra luật lệ và tổ chức các cơ quan để mọi thứ hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phục vụ người dân tốt hơn. Nói ngắn gọn, đó là sửa đổi cách “vận hành” để cuộc sống và công việc suôn sẻ hơn.
Người kế nghiệp viết tiếp di sản
Bằng khát vọng lớn và tinh thần đổi mới, thế hệ F2 đang viết tiếp câu chuyện di sản của doanh nghiệp gia đình, tạo nên những bước đi táo bạo và khác biệt trên hành trình hội nhập toàn cầu.
Thách thức của chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các đơn vị cung cấp giải pháp như MISA đã không ngừng giải các bài toán khó để đưa những công nghệ tiên tiến giúp các tổ chức, doanh nghiệp số hóa toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Lực lượng sản xuất mới
Việt Nam muốn trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì phải đi trong nhóm đầu về công nghệ số và công nghiệp công nghệ số.
Chuẩn bị đêm trước cho một kỷ nguyên mới
Năm 2025, các nhà lãnh đạo nên quyết tâm làm một cuộc cách mạng hành chính đối với doanh nghiệp, tháo gỡ tất cả các rào cản về thể chế để doanh nghiệp trong nước vươn lên.
Nhà quản trị thời AI
Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và AI đang trở thành tâm điểm chú ý, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp.