Leader talk
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Chúng ta vừa đi qua dịp lễ 30/4 – 1/5/2025 trong một bầu không khí thật đặc biệt: tròn 50 năm đất nước thống nhất.
Những con đường rợp cờ đỏ sao vàng, những dòng người nối dài tại Dinh Độc Lập, các bảo tàng lịch sử cách mạng, tại khắp các nẻo đường trung tâm Sài Gòn xưa, tại các chương trình nghệ thuật “concert quốc gia” hay diễu binh, diễu hành trọng thể… đều gợi lên một cảm giác sâu sắc rằng: người Việt Nam đang muốn “đi” – không chỉ để nghỉ dưỡng hay khám phá, mà để hoà vào lịch sử, để cảm nhận rõ hơn sự hy sinh đã làm nên hòa bình hôm nay.

“Du lịch yêu nước” – cụm từ có phần mỹ miều – giờ đây đang là một hiện tượng xã hội sống động, một dòng chảy tinh thần âm thầm nhưng mạnh mẽ, xuất phát từ chính nhu cầu được tri ân, được kết nối với truyền thống, được khơi gợi bản sắc của cộng đồng.
Khác với các hình thức du lịch gắn với thiên nhiên hay du lịch nghỉ dưỡng, “du lịch yêu nước” chọn điểm đến là những “địa chỉ đỏ”: chiến trường xưa, chứng tích của những sự kiện lịch sử giữ nước, các di tích cách mạng, kháng chiến… nơi có thể không có biển xanh cát trắng, cảnh quan ngoạn mục, nhưng có những nấm mộ liệt sỹ khuyết danh, những vết đạn trên tường, những di vật câm lặng chờ được kể chuyện, nơi kết nối tâm linh với những thế hệ không tiếc máu xương giữ tầng tấc đất của Tổ quốc thiêng liêng.
Sự lựa chọn từ trái tim
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam – đặc biệt là người trẻ – đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao. Họ đi để đọc lại một đoạn thư Bác Hồ, để xem một hiện vật thời kháng chiến, để ngồi nghe một cựu chiến binh kể chuyện như chính nhân vật của cuốn sách họ từng học thời phổ thông.
Kỳ nghỉ lễ năm nay, các con số đã nói lên nhiều điều. TP.HCM
đón gần 2,7 triệu lượt khách, mang lại doanh thu trên 15.700 tỷ đồng, trong đó
các điểm tham quan lịch sử như Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Địa đạo Củ Chi,
Hội trường Thống Nhất… luôn kín khách. Nhiều gia đình trẻ đưa con em đi “học sử
theo những bước chân”, theo đúng nghĩa của giáo dục qua trải nghiệm.
Tại Quảng Trị, một trong những vùng đất đau thương và thiêng liêng nhất trong chiến tranh, hơn 155.000 lượt khách đã đến trong kỳ nghỉ lễ, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các điểm như thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải… ghi nhận lượng khách tăng gấp 2–3 lần. Hàng nghìn lượt người xếp hàng để vào thăm, thậm chí chỉ để lặng lẽ thắp hương và đứng lặng vài phút trong chiều gió Lào.
Một làn sóng lan rộng khắp cả nước
Không chỉ có các tỉnh miền Trung hay phía Nam, những địa phương miền núi phía Bắc cũng chứng kiến sự tăng trưởng của làn sóng “du lịch yêu nước”.
Thái Nguyên, với hệ thống di tích ATK và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, đón hơn 235.000 lượt khách chỉ riêng trong dịp 30/4 – 1/5. Doanh thu toàn tỉnh trong dịp lễ vượt 1.000 tỷ đồng. Người ta không chỉ tham quan, mà còn sống lại cảm giác “nơi đây từng là căn cứ đầu não của cách mạng Việt Nam” qua các hoạt động kể chuyện, chiếu phim tài liệu và trình diễn nghệ thuật dân tộc địa phương.
Tuyên Quang – vùng đất của gốc đa Tân Trào, lán Nà Lưa, đình Hồng Thái… – đón hơn 150.000 lượt khách, trong đó riêng khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đã thu hút trên 35.000 lượt người. Giới trẻ đến đây không chỉ để tìm hiểu lịch sử, mà còn để “kết nối cảm xúc”, như một bạn sinh viên chia sẻ: “em cảm thấy mình chạm vào lịch sử.”
Điện Biên, vùng đất của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đón hơn 60.000 lượt khách và doanh thu khoảng 182 tỷ đồng. Tượng đài Chiến thắng, đồi A1, hầm Đờ Cát… trở thành không gian sống động qua tái hiện âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và các nghi lễ. Đặc biệt, Lễ thượng cờ tại cột mốc A Pa Chải – nơi “một con gà gáy ba nước đều nghe” – đã khiến nhiều người lặng đi vì xúc động.
Khi du lịch là biểu hiện văn hóa công dân
Chúng ta thường nhìn nhận du lịch như một hoạt động tiêu dùng: chi tiền, nghỉ dưỡng, tận hưởng. Nhưng “du lịch yêu nước” chính là một biểu hiện mới – nơi mà hành vi du lịch trở thành hành vi văn hóa. Người đi du lịch không chỉ tìm kiếm niềm vui, mà còn tìm kiếm giá trị tinh thần, kết nối lịch sử với hiện tại, bản thân với cộng đồng.
Đó là hành vi lựa chọn có ý thức, thể hiện một công dân biết
nhớ, biết tri ân và biết sống chậm lại giữa nhịp đời vội vã. “Du lịch yêu nước”
cũng là cơ hội để chúng ta làm mới lại các di tích, bảo tàng, câu chuyện lịch sử
bằng hình thức kể chuyện sáng tạo, công nghệ tương tác, truyền thông số… để ký ức
trở thành trải nghiệm sống động, chứ không chỉ là hiện vật trưng bày.
Từ phong trào đến định hướng phát triển bền vững
Nếu được nhìn nhận đúng, “du lịch yêu nước” hoàn toàn có thể trở thành một mũi nhọn của du lịch nội địa. Nó phù hợp với tâm lý người Việt, phù hợp với bối cảnh hậu Covid-19, và đặc biệt phù hợp với chiến lược phát triển du lịch xanh, du lịch bản sắc.
Chúng ta cần xây dựng các sản phẩm du lịch lịch sử – văn hóa vừa đủ trang nghiêm, vừa đủ hấp dẫn, kết nối với giáo dục, truyền thông và sáng tạo. Không phải bằng sự giáo điều, mà bằng khả năng “kể lại lịch sử” một cách lay động.
Khi một bạn trẻ đứng nghiêm chào cờ tại cột cờ Lũng Cú, một người mẹ trẻ dẫn con vào hầm địa đạo Củ Chi, hay một nhóm sinh viên ngồi dưới chân tượng đài Chiến thắng Điện Biên để hát “Giải phóng Điện Biên” – đó là lúc chúng ta hiểu rằng yêu nước không cần hô hào. Nó đơn giản là một hành động tử tế và đầy ý nghĩa, một trải nghiệm “hướng nội” đang trở thành xu hướng.
Và nếu cần đặt tên cho xu hướng ấy, chúng ta có thể gọi một cách chân thành: “Du lịch yêu nước” – khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước.
* Bài viết thể hiện quan điểm của TS. Trịnh Lê Anh, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
Du lịch Diên Khánh, có thể bạn chưa biết?
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Để du lịch Quảng Ninh giữ chân dòng khách thượng lưu
Chuyển từ lượng sang chất, từ khách đại trà sang dòng có gu và chi tiêu cao là bước đi tất yếu của Quảng Ninh - một điểm đến định hướng đẳng cấp toàn cầu.
PGS.TS Trần Đình Thiên: 'Không được chậm chễ, tận dụng cơ hội bứt tốc'
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nuôi tham vọng tăng trưởng hai con số, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, thị trường bất động sản cũng đang có 'cửa sáng' để bước vào chu kỳ phục hồi và phát triển dài hạn.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
Chủ tịch FiinGroup giải bài toán vốn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân đã có những chia sẻ cá nhân về bài toán huy động vốn “hóc búa” cho cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới
Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.
Ông Trần Văn Lâu làm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
Ông Trần Văn Lâu được chỉ đỉnh giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2021- 2026.
Ông Nguyễn Văn Út làm Chủ tịch tỉnh Tây Ninh
Ông Nguyễn Văn Út làm Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới sau khi Long An và Tây Ninh sáp nhập.
Giá vàng hôm nay 30/6: Chờ tín hiệu quyết định
Giá vàng hôm nay 30/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Thị trường quốc tế đi ngang trong biên độ hẹp.
Ông Hồ Văn Mười giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
Ông Hồ Văn Mười, Phó bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng (mới), được Thủ tướng chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (mới).
Ông Trần Phong giữ chức Chủ tịch Quảng Trị
Ông Trần Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, được Thủ tướng Chính phủ chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (mới) nhiệm kỳ 2021-2026
Ông Trần Quốc Nam làm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
Ông Trần Quốc Nam làm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sau khi tỉnh này được sáp nhập từ Ninh Thuận và Khánh Hòa cũ.
Ông Nguyễn Hoàng Giang làm Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Hoàng Giang tiếp tục giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sau khi tỉnh này sáp nhập với Kon Tum.