Leader talk
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Mặt trận tri thức và công nghệ
Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành cuối tuần qua đã gửi đi một thông điệp đầy sức nặng: "Doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế."
Câu nói ấy không chỉ mang tính biểu tượng. Với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, đó là lời hiệu triệu gợi nhắc đến những trang sử cũ, những giá trị cốt lõi chưa bao giờ phai mờ trong dòng chảy hiện đại của Việt Nam.
Ông hồi tưởng về một câu chuyện lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập trường quân sự cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và căn dặn: "Dạy về lịch sử của đất nước".
Trong đó, thông điệp xuyên suốt là dù ở thời đại nào, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam luôn là nền tảng vững chắc. Theo ông Bình, ngày nay "cuộc chiến" không còn là đấu tranh vũ trang, mà là mặt trận mới về tri thức và công nghệ.

Trên mặt trận mới này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra "bộ tứ chiến lược": thể chế phải là lợi thế, bộ máy tinh gọn ứng dụng khoa học công nghệ, người đứng đầu giỏi và tận tâm và công nghệ tạo ra khác biệt.
Để hiện thực hóa những chiến lược trên, người đứng đầu FPT tin rằng, cần có một thế hệ trẻ thành thạo công nghệ, giỏi ngoại ngữ, có khả năng hợp tác với chuyên gia quốc tế, như tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đó, sự ra mắt của Liên minh nhân lực chiến lược gồm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện kỹ thuật mật mã, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội và Trường đại học FPT, được đánh giá là bước đi then chốt, kiến tạo lực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu của thời đại số.
"Giờ đây, với sự ra mắt của Liên minh nhân lực chiến lược, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ thực sự kiến tạo được những thay đổi có chiều sâu", ông Trương Gia Bình bày tỏ.
Tinh thần của Nghị Quyết 57
Kỳ vọng của ông Trương Gia Bình đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT khẳng định: "Nghị quyết 57-NQ/TW là một cuộc cách mạng, mở ra những cơ hội to lớn cho quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và phát triển nhân lực".
Tại FPT, ông Khoa chia sẻ bài toán chinh phục khoa học công nghệ của đất nước và doanh nghiệp đã được đưa vào nhà trường ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường, giúp định hình tương lai trở thành chuyên gia công nghệ hàng đầu.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra thách thức lớn về nguồn lực triển khai, và đó là lý do Liên minh nhân lực chiến lược ra đời, một nỗ lực cần sự tham gia rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ.

Đồng quan điểm, GS.TS. Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội chỉ ra một thực tế: "Từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã khai thác gần như toàn bộ những lợi thế sẵn có. Giờ đây, để phát triển đất nước, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất: nâng tầm công việc của người Việt lên những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu".
Để thực hiện điều đó, ông Trình nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc "bình dân học vụ" trong thời đại số, một nỗ lực của toàn dân, có sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, để mỗi người dân đều có cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc của mình, đơn giản hóa quy trình, nâng cao hiệu quả.
PGS.TS. Bùi Văn Huyền, Viện trưởng Viện kinh tế - xã hội - môi trường, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra một khái niệm mang tính biểu tượng: "kỹ sư 57" - những nhà quản trị công nghệ cao.
Ông cho rằng lực lượng này cần nắm vững bốn yếu tố: hiểu rõ bản chất của công nghệ, xác định nhu cầu ứng dụng công nghệ của tổ chức, trực tiếp triển khai và quan trọng nhất là lãnh đạo quá trình chuyển đổi số để đạt được mục tiêu đề ra.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nhanh chóng triển khai Nghị quyết 57 trong toàn hệ thống, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ các cấp, xây dựng các chương trình bồi dưỡng chuyên biệt về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó 40% nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề này.
TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường đại học FPT đã cụ thể hóa những kỹ năng mà "kỹ sư 57" cần có: không chỉ là kiến thức công nghệ mà còn là kỹ năng thực tiễn để tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Ngay sau Tết Nguyên đán, Đại học FPT đã thành lập một tổ công tác đặc biệt để xây dựng một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, được thiết kế, phê duyệt và triển khai chỉ trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Chương trình này không chỉ dành cho sinh viên năm cuối mà bắt buộc toàn bộ sinh viên công nghệ phải học ngay sau năm nhất, trang bị kiến thức nền tảng và sẵn sàng tham gia vào các dự án thực tiễn sớm nhất.
Đặc biệt, AI được ứng dụng toàn diện trong quá trình xây dựng và giảng dạy chương trình, với kỳ vọng sẽ có lứa "kỹ sư 57" đầu tiên tốt nghiệp vào tháng 8/2025, sẵn sàng đóng góp vào hành trình chuyển đổi số quốc gia.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Lê Thanh Tùng, Thành viên HĐQT VietinBank đã chỉ rõ những thách thức về nhân lực, đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự có năng lực về AI, điện toán đám mây và an ninh mạng.
Ông nhấn mạnh rằng một "kỹ sư 57" trong ngành ngân hàng cần hội tụ ba yếu tố: tri thức (kiến thức nền tảng và cập nhật về công nghệ số, năng lực ngoại ngữ), quản trị (quản trị bản thân, đội nhóm và tổ chức dựa trên dữ liệu và minh bạch), và năng lực cá nhân (khả năng tự học suốt đời, thích nghi linh hoạt và tinh thần đổi mới sáng tạo).
Lãnh đạo đi trước, làng nước theo sau
Tinh thần "bình dân học vụ" trong thời đại số mà Nghị quyết 57 khơi dậy không chỉ dành riêng cho đội ngũ kỹ sư công nghệ. Sự thành công của cuộc cách mạng này đòi hỏi sự tham gia và nhận thức của cả hệ thống, đặc biệt là đội ngũ quản lý và lãnh đạo ở mọi cấp, mọi ngành.

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Giám đốc Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), đã chỉ ra những lỗ hổng về năng lực trong cả khu vực công và tư, đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự am hiểu sâu về khoa học công nghệ, chuyên gia về chuyển đổi xanh và những nhà quản lý có chuyên môn sâu, hiểu rõ về chuyển đổi số.
Bà đề xuất đào tạo và phát triển ba nhóm "kỹ sư 57" then chốt: kỹ sư chuyên ngành; nhà quản trị và quản lý thông minh; và chuyên gia phân tích nghiệp vụ, những người sẽ kết nối giữa quy trình, dữ liệu và công nghệ, hỗ trợ tái cấu trúc hệ thống vận hành.
Trong khi đó, PGS.TS. Bùi Văn Huyền nhấn mạnh rằng việc đào tạo các lãnh đạo cấp chiến lược về công nghệ là vô cùng quan trọng để họ có thể xác định đúng mục tiêu và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số hiệu quả.
"Các lãnh đạo này cần phải hiểu sâu sắc về công nghệ và phải xác định đúng mục tiêu chuyển đổi số. Sau khi xác định mục tiêu, họ sẽ xây dựng các kế hoạch đúng đắn, kiểm đếm và huy động nguồn lực tổ chức để triển khai quá trình đó, và sau cùng là đánh giá và rà soát kết quả", ông Huyền nói.
Những chia sẻ này đúng với nhận định trước đó của ông Trương Gia Bình về việc "người đứng đầu phải là người giỏi nhất" là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Những nhà lãnh đạo không chỉ cần có tầm nhìn mà còn phải có kiến thức nền tảng về công nghệ để đưa ra những quyết định sáng suốt, dẫn dắt tổ chức thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số.
FPT giành nhiều hợp đồng triệu đô nhưng doanh thu quí I vẫn dưới kỳ vọng
FPT tăng tốc thâm nhập thị trường châu Âu
Trong 5 năm gần nhất, FPT đã liên tiếp thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều khu vực với mục tiêu ghi danh vào nhóm các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
SeABank nhận giải ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Giá vàng hôm nay 8/5: Tăng bất chấp
Giá vàng hôm nay 8/5 nhanh chóng tăng trở lại sau vài giờ "nao núng" trước tín hiệu phát ra từ Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đêm qua.