Leader talk

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

An Nhiên Thứ sáu, 09/05/2025 - 08:53
Nghe audio
0:00

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Tạo vùng an toàn pháp lý

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 68, văn kiện được đánh giá là dấu mốc chính trị quan trọng, khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết này được giới doanh nhân đánh giá như một cam kết mạnh mẽ của Đảng trong việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng và an toàn hơn cho khu vực doanh nghiệp.

Nghị quyết đặt mục tiêu xóa bỏ định kiến, đổi mới tư duy quản lý và thúc đẩy một sân chơi cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, một trong những điểm được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt chú ý là quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự nếu chưa đến mức cần thiết.

“Lâu nay, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự là rào cản tâm lý lớn khiến nhiều nhà đầu tư tư nhân lo ngại, không dám làm,” ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại Lê Thành chia sẻ tại toạ đàm Nghị quyết 68: Những đột phá mới giúp kinh tế tư nhân phát triển.

"Nghị quyết 68 khẳng định rõ không hình sự hóa các hành vi kinh tế và quan hệ dân sự nếu chưa đến mức cần thiết. Chính quan điểm này đã tạo môi trường pháp lý an toàn và tin cậy hơn cho doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư, phát triển”, ông Nghĩa nhận xét.

Theo ông Nghĩa, Nghị quyết 68 nêu rõ việc xử lý sai phạm nên ưu tiên biện pháp dân sự, hành chính, đồng thời cho phép doanh nghiệp chủ động khắc phục hậu quả. Ngoài ra, văn kiện cũng khẳng định nguyên tắc không hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp và bảo đảm suy đoán vô tội trong điều tra, xét xử các vụ án kinh tế.

"Những quy định này rất ý nghĩa, giúp doanh nghiệp an tâm làm ăn trong môi trường minh bạch, công bằng", ông Nghĩa nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Phan Đình Tuệ chỉ ra điểm đặc biệt của Nghị quyết số 68 là quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

"Đây là một bước tiến như gỡ nỗi lo, e ngại của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp làm sai nhưng không phải cố ý mà do nhận thức chưa đúng, chưa đủ, chưa toàn diện. Làm sai về kinh tế có thể cho cơ hội để sửa sai, thay vì xử lý hình sự", ông Tuệ nói thêm.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nhận định, tinh thần của Nghị quyết 68 về việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, bảo hộ quyền tài sản của doanh nghiệp đang được cộng đồng doanh nhân đánh giá cao.

"Đất nước muốn hùng cường thì người dân phải được cởi trói, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, về mặt pháp lý, Nghị quyết 68 mở ra về cải cách, thể chế, môi trường kinh doanh", ông Tuấn khẳng định.

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên nhấn mạnh, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 là "một cột mốc đặc biệt", doanh nhân một lần nữa được khẳng định là "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế".

"Chúng tôi rất xúc động khi nghị quyết này thể hiện sự trân trọng, ghi nhận và khích lệ doanh nhân", ông Vũ bày tỏ.

Từ tinh thần đó, ông nhìn nhận Nghị quyết 68 còn góp phần tạo động lực để giữ chân nhân lực chất lượng cao, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”, đồng thời thu hút thêm nguồn lực từ các doanh nhân Việt kiều về nước cống hiến.

Những điểm nhấn quan trọng

Nói khái quát về những “đột phá” của Nghị quyết 68, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đưa ra những trọng tâm chính.

Vấn đề đột phá đầu tiên đáng chú ý là Nghị quyết 68 đã khẳng định vai trò then chốt của kinh tế tư nhân. 

“Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị năm 2017 mới chỉ khẳng định ‘kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế’, nhưng Nghị quyết số 68 đã nâng tầm quan điểm đó lên thêm một bước nữa, đó là đặt kinh tế tư nhân là ‘động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’. Đây là điểm nhấn lớn, khẳng định quan điểm, tầm nhìn và sự đánh giá rất cao của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế, đối với sự thịnh vượng, phát triển của Việt Nam”, ông Tuấn nhận định.

Điểm quan trọng thứ hai của Nghị quyết số 68 là đã triệt để xóa bỏ nhận thức về vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân. Nếu không thay đổi được tư duy về vai trò, vị thế kinh tế tư nhân của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, từ Chính phủ, bộ ngành đến các cấp cơ sở thi hành thì dù chủ trương, đường lối có đúng đắn, cởi mở nhưng khi thực thi mà tư tưởng không thông, không nhất quán sẽ bị ách tắc.

Nghị quyết số 68 nêu ra rất cụ thể các mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045. 

“Nghị quyết số 10 trước đây cũng nêu một số mục tiêu nhưng chưa đủ chi tiết, chưa cụ thể hóa. Nghị quyết số 68 đặc biệt đã nêu ra tầm nhìn đến 2045 gắn với thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước và cũng theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII là Việt Nam sẽ thành nước phát triển, thu nhập cao, trong đó dấu ấn của kinh tế tư nhân rất đậm nét”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 68 nêu ra những mục tiêu mạnh mẽ cho cải cách thể chế và pháp luật với những đường lối cụ thể từ quan điểm, đường lối, định hướng cho đến các nhiệm vụ và giải pháp trong việc cải cách thể chế đó.

Đồng thời, Nghị quyết 68 chỉ rõ việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực từ đất đai, vốn, kể cả công nghệ… Theo ông Tuấn, đây cũng là điểm nhấn then chốt vì từ trước đến nay các doanh nghiệp hay nói “kinh tế tư nhân khó tiếp cận các nguồn lực”.

Ngoài ra, những quan điểm định hướng của Nghị Quyết 68 cũng như nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng đóng vai trò quan trọng. 

Đề xuất ban hành Luật Phát triển kinh tế tư nhân

Dù Nghị quyết 68 được đánh giá là “cởi trói” cho doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân phát triển nhưng các chuyên gia cũng đề xuất cần sớm có Luật Phát triển kinh tế tư nhân để triển khai tốt tinh thần của nghị quyết.

Theo TS. Tuấn, Luật Phát triển kinh tế tư nhân cần đưa ra quy định những gì luật pháp cấm thì mới biết được cái gì không cấm và doanh nghiệp được làm, nên có những danh mục rõ ràng về ngành, hành vi…

"Các quy định cần phải rõ ràng, minh bạch, mạch lạc: Cấm hay không cấm; thế nào là vi phạm hay không vi phạm? Việc sửa các luật sắp tới nên mời cộng đồng doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến từ góc độ thực tế trong hoạt động kinh doanh, những điều gì cần sửa đổi để tránh vi phạm", ông Tuấn nêu quan điểm.

Còn ông Vũ cho rằng, nếu chỉ dừng ở nghị quyết mà hệ thống pháp luật chậm cập nhật thì sẽ khó triển khai trên thực tế. 

“Muốn nghị quyết đi vào đời sống, các bộ, ngành phải sửa đổi nhanh các luật, nghị định, thông tư, đồng thời loại bỏ tình trạng chồng chéo giữa các địa phương”, ông Vũ kiến nghị.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  3 ngày
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  3 ngày
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  1 tháng

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  1 tháng

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tiêu điểm -  1 tháng

Toàn văn bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  16 giờ

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  21 giờ

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  4 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Leader talk -  4 ngày

Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  1 tuần

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 phút

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  24 phút

Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  12 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Doanh nghiệp -  15 giờ

Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  15 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  16 giờ

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Doanh nghiệp -  17 giờ

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.