Tiêu điểm
Động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số Việt Nam
Kinh tế số với trụ cột là thương mại điện tử đang trở thành hướng đi tất yếu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Vị trí dẫn đầu khu vực
Theo báo cáo "Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024" do Google và Temasek công bố, quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái.
Trong đó, thương mại điện tử được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng hóa của thị trường và các mặt hàng xuất khẩu.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cùng sự xuất hiện của Amazon, Alibaba.com hay các kênh như Shopee, Lazada, Tiktok Shop đã góp phần giúp tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Báo cáo của WorldFirst và Deloitte cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm những thị trường có tiềm năng lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, gồm các nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philipines.
Báo cáo dự báo, đến năm 2025 ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng đến 22%, đưa thị trường này trở thành vị trí dẫn đầu trong khu vực.
Trên đà phát triển đó, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đặt ra một số mục tiêu trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ 6-7%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu đạt 17%, châu Á 50%, châu Mỹ đạt 22%.
Tại một hội nghị về thương mại điện do Bộ Công thương tổ chức trong tháng 11 vừa qua, các chuyên gia nhận định, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam.
Động lực của kinh tế số
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng chỉ ra hai thách thức lớn trong ngành thương mại điện tử hiện nay là thiếu nền tảng công nghệ và hạ tầng hỗ trợ hạn chế.
Phần lớn (96%) các doanh nghiệp vẫn chưa triển khai công nghệ, khiến ông Tuấn lo ngại rằng nếu không nhanh chóng thay đổi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất lợi thế ngay trên sân nhà.
Trong khi đó, WorldFirst cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là hạn chế hiểu biết về quy định, pháp luật thị trường, thuế quan, logistics, thanh toán… đặc biệt là với thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đại diện WorldFirst cho biết, kinh doanh toàn cầu đòi hỏi khả năng ổn định về mặt vận hành từ các doanh nghiệp, bao gồm logistics, tài chính, tuân thủ pháp lý.
Để vượt qua những thách thức này, bên cạnh việc phát triển khung quản trị vững chắc, các giải pháp thanh toán toàn cầu với chi phí tối ưu cho các doanh nghiệp được WorldFirst triển khai với hy vọng có thể lấp đầy những khoảng trống trong bức tranh thương mại quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Tất nhiên, những khó khăn không ngăn được sự chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là cơ hội mà còn là động lực để đổi mới.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số, nhấn mạnh rằng trước đây, xuất khẩu gần như chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn với mô hình truyền thống.
Nhưng giờ đây, cuộc cách mạng số đã tạo ra "sân chơi bình đẳng", nơi các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng lợi thế linh hoạt để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Tăng cường quản lý thương mại điện tử sau khi Temu vào Việt Nam
Việt Nam SuperPort thúc đẩy hậu cần, thương mại điện tử xuyên biên giới
CEO Việt Nam SuperPortTM khẳng định giải pháp hậu cần đa phương thức ứng dụng tiến bộ công nghệ sẽ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Dùng AI kiểm soát thương mại điện tử
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những biện pháp được ngành thuế áp dụng chống thất thu thuế trong thương mại điện tử.
Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Vì sao chọn Đà Nẵng và TP.HCM để xây dựng trung tâm tài chính?
Trung tâm tài chính ở TP.HCM và Đà Nẵng đều có những điều kiện riêng đảm bảo năng lực cạnh tranh mạnh mẽ so với các trung tâm khác trên thế giới.
Người Việt chi bao nhiêu tiền đi du lịch Tết?
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại Việt Nam và là một trong hai mùa du lịch mà thị trường khách nội địa sôi động nhất.
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Czech
Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Czech.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Nhóm lĩnh vực, doanh nghiệp hưởng lợi nhất trong 2025
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng phân tích cổ phiếu MBS nhìn nhận, năm 2025 hứa hẹn nhiều biến động cho nền kinh tế Việt Nam, với nhiều yếu tố sẽ định hình tương lai doanh nghiệp.
Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Vinhomes lãi hơn 35.000 tỷ đồng
Vinhomes đang tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với tầm nhìn chiến lược và cam kết kiên định về chất lượng và đổi mới.
Vincom Retail lãi ròng hơn 4.000 tỷ đồng
Song song với việc mở rộng quy mô, Vincom Retail tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trung tâm thương mại hiện hữu.
Bất động sản nhà ở 2025 tiếp tục tăng giá
Chung cư, biệt thự, liền kề, đất nền được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025 do quỹ đất khan hiếm, chi phí đầu tư, đất đai tăng mạnh.
Thêm 422 biệt thự, nhà phố ở Aqua City được mua bán
422 căn biệt thư, nhà phố thuộc khu đô thị Aqua City của Novaland vừa được xác nhận đủ điều kiện mua bán.