Leader talk

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Quỳnh Chi Thứ sáu, 09/05/2025 - 09:20
Nghe audio
0:00

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Đúng vai trò, đúng giá trị, đúng thời điểm

Đang trong chuyến công tác ở Italy, Chủ tịch LuxGroup Phạm Hà đọc được Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Từ phương xa hướng về quê hương, ông xúc động và cảm thấy nhẹ nhõm bởi năm nay tròn hai thập kỷ kể từ những ngày đầu gây dựng sự nghiệp với muôn vàn khó khăn.

“Chúng tôi từng bị coi như lực lượng thứ yếu, phải tự bươn chải, gánh đủ loại rào cản và thiếu niềm tin”, ông Hà nhớ lại.

Thế nhưng, Nghị quyết 68 ra đời như một lời khẳng định dứt khoát rằng doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế quan trọng nhất.

Ông Phạm Hà, Chủ tịch LuxGroup

“Tôi thấy mình và hàng triệu doanh nhân khác được công nhận đúng vai trò, đúng giá trị và đúng thời điểm”, ông Hà nói.

Vị doanh nhân hình dung về một bức tranh đang mở ra thời kỳ mà những doanh nhân tiên phong và đổi mới như ông không còn đơn độc. Không đơn thuần là doanh nghiệp du lịch, hai thập kỷ là thời gian LuxGroup kể câu chuyện Việt Nam bằng ngôn ngữ toàn cầu với một hệ sinh thái của sáng tạo, nghệ thuật, văn hóa và lòng tự tôn dân tộc. Họ tiên phong mang hồn Việt ra thế giới bằng những con tàu di sản, khách sạn di sản, bảo tàng sống.

“Chúng tôi không chỉ có quyền mơ mà được phép hành động với sự bảo trợ chính sách rõ ràng”, ông Hà tin tưởng khi đọc đến dòng “giảm thiểu sự can thiệp và xóa bỏ các rào cản hành chính, cơ chế “xin - cho”, tư duy “không quản được thì cấm” cũng như thấy được những quyết tâm trong việc loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Bởi lẽ, ông Hà cho rằng lực cản lớn nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trước đây là sự thiếu niềm tin và nỗi sợ trách nhiệm trong quản lý. Nhiều nơi xem doanh nghiệp là “đối tượng phải kiểm soát” chứ không phải “đối tác cần phát triển”.

Các doanh nghiệp phải đối mặt với hệ thống chính sách thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính còn phức tạp, các đợt thanh tra - kiểm tra chồng chéo khiến doanh nghiệp khó yên tâm tập trung sản xuất kinh doanh. Không ít nguồn lực phát triển như đất đai, tín dụng hay cơ hội tiếp cận chính sách vẫn chưa thực sự minh bạch và công bằng với tất cả.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, CEO Sao Kim Branding kiêm Phó chủ tịch Câu lạc bộ CEO 1983 nhìn nhận, Nghị quyết nhìn thẳng vào những vướng mắc cố hữu, những vấn đề từng bị né tránh hoặc chỉ nói vòng vo. Không chỉ nhận diện đúng các “nút thắt”, nghị quyết lần này còn thể hiện bước chuyển rõ rệt trong tư duy quản lý, từ mô hình kiểm soát sang mô hình kiến tạo.

Nếu trước đây chính sách thường đi sau thực tiễn, vá lỗi sau sự việc thì lần này tư duy kiến trúc chính sách đã chủ động đi trước, mở đường cho tương lai. Vai trò của Chính phủ không còn dừng lại ở việc giữ cửa hay ban hành mệnh lệnh, mà chuyển thành người thiết kế môi trường, mở khóa nguồn lực và đồng hành cùng doanh nghiệp. Cũng là lần đầu tiên, mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp được định hình lại theo hướng cùng bắt tay tiến về phía trước thay vì phụ thuộc vào cơ chế xin - cho.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, CEO Sao Kim Branding kiêm Phó Chủ tịch Câu lạc bộ CEO 1983.

Một điểm đáng ghi nhận khác là tinh thần hành động rất rõ trong nghị quyết. Trước kia, không ít chính sách chỉ dừng ở tầm nhìn và nhận thức, thiếu tính khả thi, còn lần này, các giải pháp cụ thể, chỉ tiêu rõ ràng và thời hạn thực hiện đều được cam kết. Việc yêu cầu trình chính sách ngay trong kỳ họp tháng 5/2025 cho thấy quyết tâm thay đổi không dừng ở khẩu hiệu.

Đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Tuấn cho rằng, đây thực sự là một làn gió mới mang nhiều kỳ vọng. Việc tiếp cận vốn không còn bó buộc vào tài sản thế chấp mà có thể dựa trên dòng tiền, thương hiệu và dữ liệu. Các ưu đãi cụ thể dành cho đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển môi trường xanh cũng lần đầu tiên được cụ thể hóa. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế ba năm, tặng phần mềm kế toán, hỗ trợ pháp lý, đào tạo và số hóa là những chính sách chưa từng có tiền lệ.

3 lực để doanh nghiệp vượt ngưỡng

Nghị quyết 68 chạm đúng, nói trúng và hứa đúng nhưng để đi vào thực tiễn thì sẽ cần nhiều nỗ lực. Với Chủ tịch LuxGroup, nếu được đối thoại trực tiếp với người làm chính sách, ông sẽ nhấn mạnh ba từ: niềm tin, công bằng và hành động.

“Doanh nghiệp chúng tôi đủ năng lực để vươn lên nếu được gỡ bỏ những rào cản không đáng có”, ông Hà nói.

Bên cạnh đó, họ cũng cần một hệ sinh thái hỗ trợ đầy đủ: vốn dài hạn, cơ chế đất đai rõ ràng, pháp lý công minh và chính sách khuyến khích đổi mới.

Đi cùng với sự ghi nhận là trách nhiệm lớn lao đối với các doanh nghiệp tư nhân. Cách đây 100 năm, doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã dùng kinh tế để giành lại lòng tin dân tộc, cổ động thực nghiệp, nuôi chí lớn “người Việt dùng hàng Việt, đi tàu Việt”. Ông là biểu tượng của tinh thần tư bản dân tộc chân chính. Nghị quyết 68 lần này trao lại vai trò ấy cho doanh nhân, khơi dậy một cuộc chấn hưng kinh tế tư nhân, làm chủ quốc gia bằng tri thức, sáng tạo và văn hóa kinh doanh.

“Với tôi, đây không chỉ là thời cơ mà còn là trách nhiệm lịch sử”, ông Hà nói.

Ông Hà cho rằng, phần lớn doanh nhân đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Doanh nhân Việt ngày nay không còn là những người buôn bán nhỏ lẻ, những người mang tư duy “con buôn”. Nhiều người đang khát khao làm lớn, làm bài bản, làm bền vững. Họ có tâm, có tầm và không ít người đã đạt đến tầm vóc toàn cầu.

Với tôi, đây không chỉ là thời cơ mà còn là trách nhiệm lịch sử.

Ông Phạm Hà, Chủ tịch LuxGroup

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, tương ứng 20 doanh nghiệp/1.000 dân. Bà Đặng Thị Hải Hà, nhà sáng lập Respect Việt Nam đặt vấn đề, làm thế nào để lực lượng này thật sự trở thành động cơ kinh tế quốc dân khi mà sau 5 năm, với 45 triệu USD hỗ trợ từ USAID, Việt Nam chỉ có 35 doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế và sẵn sàng ra nhập thị trường toàn cầu.

Để Nghị quyết 68 không chỉ là định hướng chiến lược mà sẽ trở thành động lực chuyển mình thực chất cho toàn khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, bà Hà cho rằng cần cùng lúc kích hoạt ba trục lực.

Thứ nhất là động lực doanh chủ. Việt Nam có hàng triệu hộ kinh doanh, hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng phần đông chưa có tư duy “tăng trưởng có hệ thống”. Động lực khởi nghiệp hiện nay thường đến từ nhu cầu mưu sinh hoặc phong trào chứ không xuất phát từ khát vọng giải bài toán thị trường hoặc chiếm lĩnh chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp được đào tạo, được cấp vốn, nhưng vẫn không thể vượt qua điểm nghẽn tâm lý sợ lớn, sợ rủi ro, sợ minh bạch. Trong khi đó, rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đạt đến cấp độ quản trị có khả năng kiểm soát dòng tiền, phát triển sản phẩm chuẩn hóa và mở rộng thị trường bền vững.

Đó cũng là lý do mà Chủ tịch LuxGroup cho rằng, muốn vượt ngưỡng, trước hết phải vượt qua tâm lý “co cụm an toàn”. Nhiều doanh nghiệp nhỏ không dám lớn vì càng lớn càng rủi ro, càng lộ càng bị soi.

Bà Đặng Thị Hải Hà, nhà sáng lập Respect Việt Nam

Thứ hai là trợ lực chính sách. Nhiều chương trình hỗ trợ đến nay vẫn manh mún, thiếu khả năng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh theo thực tế.

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn không chỉ vì thiếu tài sản thế chấp, mà còn vì không đạt chuẩn báo cáo tài chính. Doanh nghiệp khó mở rộng thị trường vì thiếu định vị thương hiệu, thiếu hệ thống tiêu chuẩn hóa sản phẩm - dịch vụ. Doanh nghiệp khó giữ người vì không xây dựng được văn hóa tổ chức hoặc cơ chế khuyến khích dài hạn.

Thứ ba là năng lực tổ chức. Nếu doanh nghiệp không có nội lực tổ chức mạnh, mọi trợ lực bên ngoài sẽ bị phân tán hoặc triệt tiêu.

Muốn có 20 doanh nghiệp tư nhân tại mỗi đơn vị dân cư từ 1.000 người, bà Hà cho rằng, Việt Nam cần chuyển đổi từ cách tiếp cận hành chính sang tiếp cận năng lực, tức là xây dựng “hệ năng doanh nghiệp” bao gồm ba yếu tố. Thứ nhất là tư duy tăng trưởng có chiến lược, hướng tới giá trị dài hạn thay vì lợi nhuận ngắn hạn. Hai là quản trị vận hành hiệu quả, đặc biệt là dòng tiền, quy trình nội bộ và khả năng nhân bản mô hình. Ba là đổi mới sáng tạo phù hợp ngữ cảnh, không cần công nghệ cao nhưng cần tối ưu chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng.

Không chỉ chờ đợi, bản thân nhiều doanh nghiệp và các tổ chức, hiệp hội cũng không ngừng nỗ lực để nâng cấp chính mình. Với sứ mệnh vì một nền quản trị tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm mục tiêu: xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn mực và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng đội ngũ các nhà quản trị chất lượng; nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo diễn đàn chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản trị doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo và thành viên Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) thăm và làm việc với Công ty CP Misa, đơn vị do ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban điều hành VACD, làm tổng giám đốc.

Ông Tuấn cũng cho biết, hướng tới mục tiêu “kết nối đồng niên - nâng tầm doanh nghiệp”, câu lạc bộ CEO 1983 đang đẩy mạnh giao lưu, liên kết với các tổ chức, hiệp hội, cộng đồng doanh nhân để tạo thêm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường. Họ cũng thúc đẩy xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản trị và phát triển lãnh đạo.

“Tôi tin doanh nghiệp Việt có tố chất. Chỉ cần được tiếp năng lượng đúng lúc, họ sẽ bứt phá. Nếu doanh nhân được trao niềm tin và cơ chế, họ sẽ không chỉ làm giàu cho mình mà còn đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, tử tế và đáng tự hào”, Chủ tịch LuxGroup nhấn mạnh.

Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân

Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  3 năm
Dù chịu nhiều sức ép nhưng bà Phạm Chi Lan quyết nhận phần khó về mình và tự chịu trách nhiệm khi nói thẳng và mạnh những bất cập đang gây khó cho doanh nghiệp tư nhân.
Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân

Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  3 năm
Dù chịu nhiều sức ép nhưng bà Phạm Chi Lan quyết nhận phần khó về mình và tự chịu trách nhiệm khi nói thẳng và mạnh những bất cập đang gây khó cho doanh nghiệp tư nhân.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  1 tháng

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  2 tháng

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  2 tháng

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Leader talk -  23 giờ

Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Leader talk -  5 ngày

Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.

Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân

Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân

Leader talk -  1 tuần

Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.

Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp

Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp

Leader talk -  1 tuần

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  12 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  18 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  22 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  22 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.