Doanh nghiệp
Cổ đông sáng lập bán hết cổ phần tại hệ thống rạp chiếu phim CGV Việt Nam
Do những khó khăn về tài chính Công ty Văn hóa Phương Nam sẽ bán nốt 7,5% cổ phần còn lại tại CGV Việt Nam với giá dự kiến 101 tỷ đồng.

CTCP Văn hóa Phương Nam mới đây đã công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng 7,5% phần vốn góp còn lại tại hệ thống rạp chiếu phim CGV Việt Nam.
Giá vốn của khoản đầu tư này là 11,5 tỷ đồng và giá trị chuyển nhượng dự kiến đạt 101 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ được ưu tiên trả công nợ, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và tạm chi cổ tức năm 2018.
Trước đó, hồi tháng 6, Phương Nam đã chuyển nhượng 12,5% vốn tại CGV Việt Nam với tổng giá trị đạt 160 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Kim cương Đen, một công ty mới thành lập từ cuối tháng 4/2018 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng.
Động thái của Phương Nam gây bất ngờ bởi trong đại hội cổ đông 2018 diễn ra đầu năm, ban lãnh đạo của công ty cho biết không có ý định thoái vốn khỏi CGV Việt Nam. Đây là "con gà đẻ trứng vàng", mang lại lợi nhuận vài chục tỷ đồng mỗi năm cho Phương Nam.
Tuy nhiên, cũng trong đại hội cổ đông này, công ty không thông qua được phương án tăng vốn điều lệ, cũng không thể vay ngân hàng vừa do không có tài sản đảm bảo vừa do rằng buộc không được huy động vay từ tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng vay với đối tác CJI trước đó.
Từ lâu, Phương Nam đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vận hành và quản lý tài chính do bất đồng từ phía ban lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi "thay máu" toàn bộ đội ngũ quản trị vào cuối năm 2017, hoạt động kinh doanh của công ty có dấu hiệu khởi sắc hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của công ty tăng trưởng 25% và ty lãi sau thuế 7,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 6 tỷ đồng). Tuy vậy, công ty vẫn đang lỗ lũy kế gần 100 tỷ đồng so các khoản lỗ từ các năm trước.
CGV Việt Nam trước đó là Megastar, được Phương Nam tham gia góp vốn thành lập từ năm 2005. Đến năm 2011, tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã chi 74 triệu USD để mua lại 80% cổ phần của hệ thống rạp chiếu phim này.
Đến cuối năm 2017, CGV Việt Nam là chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất trong nước, chiếm 47% thị phần với 53 cụm rạp và 324 phòng chiếu, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Trong 3 năm qua, doanh thu từ hệ thống rạp CGV Việt Nam liên tục tăng. Năm 2017 doanh thu của CGV Việt Nam đạt 130 tỷ won, tương đương với hơn 2.700 tỷ đồng tăng 42% so với năm 2015.
Lợi nhuận của CGV Việt Nam thậm chí còn tăng gần 3 lần trong khoảng thời gian này. Năm 2017, CGV báo lãi 6,5 tỷ won (tương đương 136,5 tỷ đồng) tại Việt Nam. Con số này trong năm 2015 chỉ là 2,5 tỷ won (52 tỷ đồng). Doanh thu và lợi nhuận của CGV Việt Nam chủ yếu đến nhờ hoạt động bán vé và bán bỏng ngô, nước đi kèm.
Sự tăng trường của CGV Việt Nam đến từ nhu cầu xem phim rạp ngày càng tăng của thị trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cuối năm ngoài, tập đoàn CJ công bố, trong vòng 4 năm tới, CJ CGV dự kiến sẽ đổ thêm hơn 200 triệu USD để mở từ 12 đến 15 rạp chiếu phim mỗi năm tại Việt Nam.
Phương Nam thoái vốn khỏi chuỗi rạp chiếu phim CGV
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.