Leader talk

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Phải bỏ luôn dự án ‘Bộ tiêu chuẩn nước mắm’

GS. Võ Tòng Xuân Thứ hai, 18/03/2019 - 10:00

Nước mắm và nước chấm là hai sản phẩm khác nhau, tại sao lại "đánh lận con đen" làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn?

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Phải bỏ luôn dự án ‘Bộ tiêu chuẩn nước mắm’
GS. Võ Tòng Xuân.

Từ khi Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp đưa ra dự thảo tiêu chuẩn cho nước mắm đã gây ra phẫn nộ cho người làm nước mắm truyền thống nói riêng và người tiêu dùng nói chung. Tôi rất mừng vì Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạm ngưng dự thảo này. Theo tôi, đáng lý phải bỏ luôn dự án này, vì nó không được sự ủng hộ của đại đa số người dân

Nước mắm cũng tương tự như rượu vang vậy. Ở Pháp có rượu vang, nhưng không cần Nhà nước đưa ra quy định chất lượng rượu, mà chỉ là chỉ dẫn địa lý, dưới đó có tên riêng của từng gia đình làm ra loại rượu đó. Tuỳ mỗi gia đình có gu thế nào thì làm ra hương vị đó. Ngay như cùng một giống nho nhưng cách chăm sóc khác, đất khác, kể cả cách ủ khác cũng làm ra hương vị rượu vang hoàn toàn khác. Làm sao có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung cho các loại rượu vang Pháp được?

Nói đến nước mắm là phải có cá trong đó, còn nước chấm không nhất thiết có con cá trong đó. Rõ ràng hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau, tại sao người ta lại “đánh lận con đen” làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn? Rõ ràng là vì mục đích kinh doanh họ có thể dùng mọi cách để triệt hạ nước mắm truyền thống.

Nước mắm đã có cách đây mấy trăm năm, nhưng chắc chắc sẽ có những cải tiến trong từng gia đình, đưa ra phổ biến dưới cái tên thương hiệu riêng, hương vị riêng để chia sẻ với xã hội. Ra được công thức, cho bà con trong xóm thử, góp ý, sau đó mới ra được sản phẩm xã hội ưng ý… Như thế, qua một quá trình chúng ta có nước mắm truyền thống, nhưng không giống nhau hoàn toàn. Mỗi người chúng ta đều có khẩu vị cho nước mắm mà mình thích. Từ đó người Phú Quốc, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… sẽ làm ra những loại nước mắm theo kinh nghiệm của từng gia đình. Nước mắm cá linh cũng mỗi gia đình làm mắm một kiểu, ủ cá một kiểu, chọn cá, chọn muối thế nào, tỷ lệ cá và muối ra sao, có bỏ thêm gì không là tuỳ bí quyết mỗi nhà.

Vì vậy, đưa ra tiêu chuẩn nước mắm cho mọi người cùng tuân theo tôi thấy… “kỳ quá”. Giống như bỏ ra bao nhiêu tiền để có được thương hiệu gạo Việt Nam. Ví dụ, công ty tôi làm ra loại gạo riêng, đặt tên thương hiệu riêng, còn gạo đặt tên chung ai làm theo được? Phải tôn trọng cái truyền thống riêng của mỗi gia đình, để có sự độc đáo nhất cho một bộ phận người tiêu dùng. Có người thích nước mắm ít mặn, có người thích béo thêm một chút, có người thích mặn hơn, có người thích hơi ngọt đường chút… hãy để cho các gia đình truyền thống họ lo việc đó.

Đưa ra tiêu chuẩn nước mắm cho mọi người cùng tuân theo tôi thấy… “kỳ quá”. Giống như bỏ ra bao nhiều tiền để có được thương hiệu gạo Việt Nam

GS. Võ Tòng Xuân

Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân

Một thực tế đau lòng đang xảy ra, gần 80% người dân Việt Nam đang dùng nước chấm công nghiệp chứ không phải là nước mắm. Vì sao vậy? Vì Masan họ… giàu quá, đầu tư cho quảng bá thương hiệu rất lớn, TV và các phương tiện truyền thông ra rả suốt ngày về Chinsu, Nam Ngư với giá rẻ hơn nhiều, khiến cho bà con nhầm lẫn, bị cuốn theo nước chấm công nghiệp với bao thành phần hoá chất.

Để gìn giữ nước mắm truyền thống, hơn lúc nào hết các hộ kinh doanh nhỏ phải thay đổi cách marketing. Phải có cách marketing mới trong kinh doanh nước mắm để tạo ra tầng lớp yêu thích hương vị truyền thống này, từ đó mới có sức giữ chất lượng và giá cả xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Đây là bước quyết định để xây dựng thương hiệu, các nhà sản xuất không thể bỏ qua.

Ở các nước, sản phẩm truyền thống Nhà nước nhúng tay vào rất mạnh. Quảng cáo trên TV mấy giây giá rất đắt làm sao nhà sản xuất truyền thống có kinh phí. Sản phẩm truyền thống, đặc biệt gạo Việt Nam nhiều thương hiệu rất ngon nhưng không tham dự hội chợ nước ngoài. Tại sao gạo Thái Lan rất nổi tiếng? Vì nhà nước của họ dành kinh phí lớn cho nhà sản xuất tham gia hội chợ quốc tế từ lâu. Mới đây thôi, gạo Campuchia cũng ‘qua mặt’ cả gạo Việt Nam, nhờ Nhà nước đã vận động Ngân hàng thế giới tài trợ cho Campuchia kinh phí tham dự hội chợ thế giới.

Những hội chợ quốc tế về lương thực thực phẩm, hai ngày đầu chỉ dành cho những khách hàng “sộp”, những người quyết định đơn hàng lớn, sau đó mới cho người dân vào tham dự. Còn Việt Nam vắng mặt trong các hội chợ quốc tế. Sau này Bộ Công Thương cũng tổ chức, nhưng doanh nghiệp phải bỏ tiền cho Bộ Công Thương mới được tham dự quảng bá, marketing, đó là một thiệt thòi rất lớn cho các sản phẩm truyền thống.

Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Leader talk -  6 năm
Những kẻ trục lợi hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn được cố tình bẻ cong nhưng bằng cách nào đó được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua để loại bỏ những sản phẩm cùng loại hay tương tự.
Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Leader talk -  6 năm
Những kẻ trục lợi hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn được cố tình bẻ cong nhưng bằng cách nào đó được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua để loại bỏ những sản phẩm cùng loại hay tương tự.
Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau

Leader talk -  6 năm

Những kẻ trục lợi hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn được cố tình bẻ cong nhưng bằng cách nào đó được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua để loại bỏ những sản phẩm cùng loại hay tương tự.

Dừng công bố dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nước mắm do vướng nhiều ý kiến trái chiều

Dừng công bố dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nước mắm do vướng nhiều ý kiến trái chiều

Tiêu điểm -  6 năm

Trong thời gian gần đây, Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm đang thu hút sự chú ý của dư luận khi nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đều cho rằng sẽ gây khó khăn cho nước mắm truyền thống.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  6 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  44 giây

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  13 phút

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  1 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  12 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  18 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  19 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.