Lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?
Những năm qua, gia đình ông Trần Quí Thanh gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng vào nhiều ngân hàng khác nhau, sau đó sử dụng chính các sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay khác.
Ông Trần Quí Thanh trúng đấu giá khu đất rộng hơn 18.000 m2 tại trung tâm thành phố Vũng Tàu với giá 394 tỷ.
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng lô đất có diện tích 18.165 m2 nằm ở trung tâm thành phố với mức giá khởi điểm hơn 255 tỷ đồng.
Theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu, có năm tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá gồm ông Trần Quí Thanh, Công ty Cổ phần phát triển và Kinh doanh nhà, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường, và một hợp danh giữa Công ty CPTM Du lịch Vũng Tàu - Sài Gòn và Công ty cổ phần đầu tư Hacom Holdings.
Qua chín vòng bỏ phiếu kín, ông Trần Quí Thanh - người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát, là người trúng đấu giá khi trả giá hơn 394 tỷ đồng, tức là cao hơn khởi điểm gần 140 tỷ đồng.
Theo quy định, ông Thanh đã đặt cọc trước 51 tỷ đồng và sẽ thanh toán một lần phần còn lại để sở hữu lâu dài khu đất.
Đây là khu đất được UBND tỉnh giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, khai thác từ năm 2005 theo quy hoạch phục vụ lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Khu đất hiện đang trống và không phải bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo quy định đấu giá, người trúng đấu giá phải xây dựng theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó. Theo đó, khu đất nằm trong tổng thể quy hoạch 1/500 khu nhà ở, khách sạn phía Đông ở đường Ba Tháng Hai, Phường 10, TP. Vũng Tàu và được quy hoạch xây dựng chung cư và công trình công cộng.
Đây là lần đầu tiên ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát công khai tham gia đấu giá một khu đất để phát triển bất động sản kể từ khi ông chính thức công bố sẽ đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản.
Trước đó, trong một lần trả lời TheLEADER, ông Thanh cho biết, sở dĩ Tân Hiệp Phát chọn bất động sản để mở rộng kinh doanh vì coi đây là một ngành quan trọng, đóng góp rất nhiều cho GDP đất nước.
Cụ thể, tập đoàn đang nhắm vào hai lợi thế về nguồn vốn và quỹ đất để mở rộng lĩnh vực kinh doanh với mục tiêu đưa Tân Hiệp Phát trở thành một tập đoàn đa ngành trong tương lai.
Ông Thanh cho biết, bất động sản là một ngành khá thú vị nhưng không vì nó đang lên mà Tân Hiệp Phát tham gia. Lên hay xuống có thể là rủi ro hoặc cơ hội của người này hoặc người khác, nhiều khi nó đang xuống lại là cơ hội của một số người hoặc đang lên lại là rủi ro với một số người khác.
Ông Thanh khẳng định, Tân Hiệp Phát khi tham gia thị trường bất động sản cũng đã chọn điểm rơi thích hợp, có lợi nhất cho những lợi thế cạnh tranh của mình. Hơn nữa, khi đã thu xếp ổn thoả mọi chuyện cho ngành cốt lõi thì sẽ tham gia vào các ngành khác với tâm thế tiêu tốn thời gian và nguồn lực trong tầm kiểm soát.
“Bất động sản sẽ là ngành được quan tâm đặc biệt,” ông Thanh nói và cho biết bất cứ ngành nào thời điểm này cũng có người làm giàu và người sạt nghiệp.
“Phương châm của Tân Hiệp Phát là “không gì không thể”. Tùy vào dự án mà công ty có thể đầu tư vốn, đóng vai nhà phát triển hoặc cộng tác… quan trọng là có cơ hội, có cơ hội nào sẽ khai thác cơ hội đó,” ông Thanh nói với TheLEADER.
Những năm qua, gia đình ông Trần Quí Thanh gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng vào nhiều ngân hàng khác nhau, sau đó sử dụng chính các sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay khác.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cho biết, bất động sản là ngành được quan tâm đặc biệt, tập đoàn sẽ dành khoảng vài ngàn tỷ đồng để tham gia thị trường này.
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.