Lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?

Trần Anh Thứ năm, 31/05/2018 - 12:13

Những năm qua, gia đình ông Trần Quí Thanh gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng vào nhiều ngân hàng khác nhau, sau đó sử dụng chính các sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay khác.

Thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống không cồn. Khai thác thành công thị trường trà đóng chai, gần đây Tân Hiệp Phát thu về đều đặn cả ngàn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, bất chấp sự cố “con ruồi trong chai Number 1” diễn ra vào cuối năm 2015.

Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận của Tân Hiệp Phát là 975 tỷ đồng và năm 2017 tăng đến 62%, đạt 1.580 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận như trên, cứ sau vài năm tập đoàn lại tích lũy được vài nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên Tân Hiệp Phát dường như không có nhu cầu sử dụng số tiền này vào mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh. Hàng năm tập đoàn đều chia gần hết số lợi nhuận đạt được cho chủ sở hữu của mình là các thành viên trong gia đình ông Trần Quí Thanh – những người đang sở hữu 100% vốn công ty.

Với số tiền tích lũy được qua các năm, lại không có nhu cầu đầu tư trở lại lĩnh vực đồ uống, ‘đích đến’ số tiền này của gia đình ông Thanh trở thành mối quan tâm lớn của giới kinh doanh và đầu tư.

Năm 2016, khi đại án Phạm Công Danh tại ngân hàng xây dựng (VNCB) được đưa ra xét xử đã hé lộ một phần hoạt động với số tiền hàng nghìn tỷ đồng thu được từ kinh doanh đồ uống của gia đình ông Thanh.

Theo cáo trạng, bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Tân Hiệp Phát, con gái ông Thanh) và một số người thân trong gia đình bà Bích đã gửi tiền vào VNCB, nhận sổ tiết kiệm. Sau đó nhóm khách hàng này lại cầm cố các sổ tiết kiệm để vay lại tiền từ VNCB rồi cho vay bên thứ 3. Quá trình này lặp lại nhiều lần, khoản vay sau trả cho khoản vay trước với quy mô lớn dần.

Đứng tên cá nhân gửi vào ngân hàng như vậy, gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát có hai cái lợi. Thứ nhất, tiền gửi cá nhân thường được hưởng lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp. Thứ hai, gửi tiền có kỳ hạn trong trường hợp cần tiền có thể vay lại mà vẫn tận dụng được lãi suất cao.

Trả lời trước tòa ngày 27/7/2016, bà Bích cho biết lãi suất vay lại chỉ cao hơn 0,5%/năm so với lãi suất tiền gửi trên các số tiết kiệm. Đây là mức chênh lệch thấp mà rất ít ngân hàng chấp nhận trong quá trình huy động và cho vay.

Cũng trong cáo trạng này, Phạm Công Danh khai, để huy động vốn phải chi thêm một khoản chênh lệch lãi suất từ 2 – 4%/năm cho nhóm khách hàng liên quan đến Tân Hiệp Phát.

Ngoài VNCB, những năm qua, các thành viên trong gia đình ông Thanh còn liên tục gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng rồi sau đó cầm cố các sổ này tại chính ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác để vay tiền lại, hoặc đảm bảo cho khoản vay khác.

Chẳng hạn, tháng 9/2012, ông Trần Quý Thanh đã sử dụng 20 sổ tiết kiệm do các ngân hàng Nam Á và SCB phát hành, tổng giá trị 1.100 tỷ đồng để làm tài sản bảo đảm tại Eximbank. Tháng 4/2015, ông Thanh tiếp tục có giao dịch bảo đảm với Eximbank bằng 3 sổ tiết kiệm trị giá 486,6 tỷ đồng do SCB phát hành.

Năm 2017, ông Thanh có một loạt giao dịch bảo đảm với Vietcombank sử dụng các sổ tiết kiệm do ngân hàng Việt Á phát hành (331 tỷ đồng), ngân hàng Bản Việt phát hành (167 tỷ đồng), VPBank phát hành (97 tỷ đồng) hoặc do chính Vietcombank phát hành.

Lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?
Một giao dịch bảo đảm của ông Trần Quí Thanh với BIDV

Không chỉ ông Thanh, bà Phạm Thị Nụ (vợ ông Thanh), 2 người con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cũng tham gia vào những hoạt động tương tự với hàng chục giao dịch trong những năm qua với rất nhiều ngân hàng khác nhau.

Dòng tiền đi lòng vòng như vậy mang lại cho người gửi những khoản lợi ích từ chênh lệch lãi suất. Về phía ngân hàng, họ phải nghĩ ra các phương án thu hút dòng tiền để duy trì doanh số, tăng trưởng tín dụng hay nhiều chỉ tiêu áp lực lớn khác.

Trên thực tế, hoạt động của Tân Hiệp Phát không phải là cá biệt. Không ít doanh nghiệp có lượng tiền mặt tốt, sẵn sàng rút tiền ra để đứng tên cá nhân lập các sổ tiết kiệm, mang đi thế chấp ở ngân hàng này để vay tiền ở ngân hàng khác, rồi đem tiền vay ở ngân hàng khác gửi tiếp ở sang các ngân hàng khác nữa.

Về nguyên tắc, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro về quản trị, kế toán nên chỉ thường xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân, nơi ông chủ có quyền quyết định và chịu trách nhiệm chính. Đặc biệt là với những tập đoàn gia đình sở hữu 100% cổ phần như Tân Hiệp Phát.

Bản thân Tân Hiệp Phát đã phải nhận trái đắng từ những hoạt động này. Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh xảy ra tại VNCB đã tuyên thu hồi 5.190 tỷ đồng là vật chứng của các bị cáo trong vụ án để trả lại ngân hàng. Đây là số tiền bà Bích và người liên quan đã vay từ VNCB bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm. Số tiền này sau đó được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh và tài khoản liên quan để chi tiêu theo chỉ đạo của Danh và gây thiệt hại cho VNCB.

Với hoạt động thế chấp sổ tiết kiệm, những năm qua, các ngân hàng cũng nhận thấy rủi ro nên đã tìm cách hạn chế hoạt động này thông qua việc hạ tỷ lệ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm từ 98% giá trị sổ trong giai đoạn trước xuống thấp hơn 90% và kiểm soát chặt chẽ hơn. Mặc dù vậy,  nhìn vào lượng giao dịch dày đặc của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát những năm qua, có thể thấy hoạt động này mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.

Thị phần của Tân Hiệp Phát giảm mạnh sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu'

Thị phần của Tân Hiệp Phát giảm mạnh sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu'

Doanh nghiệp -  6 năm
Đánh mất thị phần vào tay đối thủ lớn Suntory Pepsico sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu ', Tân Hiệp Phát đang dẫn bỏ lỡ mục tiêu đạt 1 tỷ USD trong năm 2018.
Thị phần của Tân Hiệp Phát giảm mạnh sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu'

Thị phần của Tân Hiệp Phát giảm mạnh sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu'

Doanh nghiệp -  6 năm
Đánh mất thị phần vào tay đối thủ lớn Suntory Pepsico sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu ', Tân Hiệp Phát đang dẫn bỏ lỡ mục tiêu đạt 1 tỷ USD trong năm 2018.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  15 phút

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  23 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 ngày

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.