Khởi nghiệp
VNPay có thể gọi vốn 300 triệu USD từ Softbank và GIC
Thị trường fintech tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư rót vốn quy mô lớn đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, viễn thông.
Nguồn tin từ DealStreetAsia cho hay, Công ty Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) có thể gọi vốn 300 triệu USD từ quỹ Vision Fund của SoftBank và quỹ đầu tư GIC của chính phủ Singapore. Tuy nhiên, thời gian thương vụ đầu tư vào VNPay được hoàn tất vẫn còn là một ẩn số.
Vision Fund của SoftBank được biết đến là quỹ đầu tư công nghệ lớn nhất thế giới, quy mô 100 tỷ USD. Các khoản đầu tư đã được quỹ rót vào những công ty công nghệ đình đám như ứng dụng gọi xe Uber, công ty thiết kế con chip ARM, "đế chế" truyền thông và trò chơi trực tuyến Tencent, hay công ty chia sẻ không gian làm việc WeWork.
Trong khi đó, GIC là một dạng quỹ đầu tư quốc gia của Chính phủ Singapore, thành lập vào 1981. GIC được biết đến là một trong các tổ chức quản lý quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới với hơn 1.600 nhân viên và quản lý số tài sản trên 359 tỷ USD trải rộng trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán tới địa ốc và tài nguyên thiên nhiên.
Có thể nói, thông tin VNPay huy động vốn "khủng" ở thời điểm này đã phần nào phản ánh đúng bản chất của thị trường fintech Việt Nam hiện tại. Đây không đơn thuần là cuộc đua giữa các fintech, mà còn có sự tham gia của các công ty công nghệ và các doanh nghiệp viễn thông, ngân hàng...
Thị trường fintech của Việt Nam cán mốc 4,4 tỉ USD trong năm 2017 và sẽ tăng lên mức 7,8 tỉ USD vào năm 2020, theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance. Cũng theo thống kê này, Việt Nam hiện có khoảng 70 fintech đang hoạt động, với 29 trung gian thanh toán đã được NHNN cấp phép cung ứng ví điện tử.
Khảo sát của Mc Kinsey tại Việt Nam cho thấy, 50% số người được hỏi cho biết sẵn sàng sử dụng các công nghệ tài chính mới. Ngoài ra, phần lớn những người được hỏi cũng đánh giá trong vòng 10 đến 15 năm tới mô hình ngân hàng truyền thống sẽ bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty fintech.
Việc ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào thị trường fintech khiến cuộc đua tại đây ngày một "nóng", và VNPay buộc phải tăng tốc.
VNPay thành lập từ năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam. VNPay cung cấp dịch vụ tới hơn 40 ngân hàng tại Việt Nam, 5 công ty viễn thông & hơn 200 doanh nghiệp thương mại điện tử, đưa ra nhiều giải pháp thanh toán như ứng dụng Mobile Banking, Cổng thanh toán VNPay, VnShop,…
Trước đó, từng xuất hiện nguồn tin cho biết, SEA (tên cũ là Garena) - một trong những startup giá trị nhất Đông Nam Á đã nắm giữ 45,18% cổ phần của Công ty Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay).
Đầu năm 2019, quỹ GIC cũng từng đánh tiếng về việc đầu tư vào VNPay. Tuy nhiên, thời điểm đó, các bên chưa công bố thông tin cụ thể về giá trị thương vụ.
Fintech Singapore cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam
BRG, VNPT, Sumitomo và SeABank thỏa thuận hợp tác về fintech và thành phố thông minh
Bốn tập đoàn tên tuổi từ hai quốc gia trong thỏa thuận hợp tác này là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của những dự án fintech và thành phố thông minh của Việt Nam.
Ngân hàng chuyển từ đối đầu sang hợp tác với công ty fintech
Khảo sát của Công ty tư vấn Mc Kinsey tại Việt Nam cho thấy, phần lớn những người được hỏi cũng đánh giá trong vòng 10 đến 15 năm tới mô hình ngân hàng truyền thống sẽ bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty fintech.
Thời của các ứng dụng fintech hỗ trợ tài chính, cho vay cá nhân
Thời gian tới, xu hướng Fintech ở Việt Nam sẽ dần chuyển dịch sang các ứng dụng hỗ trợ tài chính cá nhân và doanh nghiệp như: hoạt động cho vay tiêu dùng, gây quỹ, quản lý tài chính, xếp hạng tín dụng cá nhân,...
Thebank.vn vào bệ phóng trong cuộc chơi fintech tại Việt Nam
Sau 4 năm phát triển, Thebank.vn đạt gần 20 triệu lượt truy cập, phục vụ hơn 1 triệu khách hàng, tổng hợp 1.300 sản phẩm tài chính, với hơn 24.000 thành viên là các chuyên gia.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.