Tiêu điểm
Việt Nam liên tục thăng hạng về phát triển Chính phủ điện tử
Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng liên tục về chỉ số này trong giai đoạn 2014 - 2020.

Trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index – EGDI) năm 2020 của Liên Hiệp Quốc với chủ đề "Chính phủ số trong thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững", Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia thành viên, tăng hai bậc so với năm 2018.
Đáng chú ý, Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục về chỉ số này trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.
Ngoài việc đánh giá, xếp hạng các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, báo cáo của Liên Hiệp Quốc còn phân tích những xu thế phát triển mới.
Cụ thể, về giá trị, chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2020 đạt 0,6667 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có EGDI ở mức cao và cao hơn so với chỉ số trung bình của thế giới (0,5988), của khu vực Châu Á (0,6373), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0,6321).
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ sáu trong số 11 nước, vẫn giữ nguyên vị trí như năm 2018. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam vẫn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Việt Nam xếp hạng trên Indonesia nhưng khoảng cách giữa Việt Nam và Indonesia bị thu hẹp đáng kể.
Đáng chú ý là sự tăng hạng mạnh của một số nước. Campuchia tăng 21 bậc lên vị trí 124. Indonesia tăng 19 bậc lên vị trí 88. Thái Lan tăng 16 bậc lên vị trí 57. Myanmar tăng 11 bậc lên vị trí 146. Tuy nhiên, trong số năm quốc gia xếp vị trí cao hơn Việt Nam thì có ba quốc gia bị giảm thứ hạng là Singapore, Brunei và Philippines.
Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, chỉ số EGDI được tổng hợp từ ba chỉ số gồm chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index - TII); chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index - HCI); chỉ số dịch vụ trực tuyến (Online Service Index - OSI).
Vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn so với năm 2018. Chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông tăng tới 31 bậc, xếp thứ 69; chỉ số thành phần nguồn nhân lực tăng ba bậc; chỉ số dịch vụ trực tuyến bị giảm 22 bậc, xếp thứ 81.
Mặc dù chỉ số về dịch vụ trực tuyến giảm mạnh, nhưng theo báo cáo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, việc khảo sát các dịch vụ trực tuyến để đánh giá đã diễn ra khá lâu, từ tháng 6 - 9/2019. Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được các bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng mạnh. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn sẽ phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn mới.
Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử
Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'
Trong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?
Cuộc chiến giành giật nhân sự thời chuyển đổi số
Khi các doanh nghiệp bước vào cuộc đua chuyển đổi số với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, một thương hiệu tuyển dụng mạnh và trải nghiệm nhân sự tuyệt vời trong nội bộ công ty sẽ là chìa khoá để chiến thắng trong cuộc đua thu hút nhân tài.
Muốn chuyển đổi số trước hết phải thay đổi tư duy lãnh đạo
Có thể xem Covid-19 là tác nhân thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, nhưng để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng, bởi nếu từ đầu làm sai thì về sau sẽ phải trả cái giá rất đắt.
Việt Nam đang lên cao hơn trên nấc thang số hoá
Thế giới đang bước vào thời đại phá vỡ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Khi mọi thứ có thể diễn biến một cách bất ngờ thì Việt Nam, nếu bước đi vững vàng trên hành trình chuyển đổi số với những chiến lược đúng đắn và an toàn, hoàn toàn có thể thực hiện những cú ‘nhảy cóc’ trong tiến trình phát triển.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.