Ngân hàng Thế giới nói ‘rủi ro với kinh tế Việt Nam đang gia tăng’

Phương Anh Thứ ba, 05/04/2022 - 17:48

World Bank dự báo trong kịch bản xấu, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt mức 4% trong năm nay, sau đó phục hồi về ngưỡng 6% và 6,5% vào hai năm tới.

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, World Bank (Ngân hàng Thế giới) nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 5,3% trong năm 2022, và ổn định lại quanh mức 6,5% vào 2023 và 2024, theo kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng cả trong và ngoài nước.

Lạm phát dự kiến sẽ ở mức 3,6% trong năm nay, và tăng lên ngưỡng 4% trong hai năm sau.

Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ phục hồi từng bước khi lòng tin của người tiêu dùng trở lại, và du lịch khách quốc tế dự kiến sẽ được khôi phục dần từ giữa năm 2022.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng với tốc độ chậm hơn, do tăng trưởng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc) chững lại.

“Tuy nhiên, triển vọng trên còn phải đối mặt với những rủi ro đang gia tăng”, World Bank nhấn mạnh.

Theo đó, tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại chính cùng với cú sốc thương mại liên quan đến xung đột Nga - Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt liên quan có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

“Các yếu tố này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu phát sinh biến chủng Covid-19 mới”, World Bank cảnh báo.

Phục hồi kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước, khi yếu tố này hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Cùng với đó, giai đoạn lây nhiễm mạnh có thể dẫn đến tạm thời gián đoạn cung lao động và sản xuất.

Tổ chức này đánh giá vì nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm, nên nếu chính phủ triển khai gói hỗ trợ mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa thì tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm nhẹ.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ vẫn cần nới lỏng, nhưng phải tiếp tục thận trọng nhằm kiềm soát rủi ro trong khu vực tài chính.

Tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022, với giả định tăng trưởng GDP phục hồi về mức trước đại dịch, nhưng tác động của khủng hoảng sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài làm tăng bất bình đẳng. Điều này có thể dẫn đến những hệ quả về vốn con người và kinh tế cho đất nước.

Hai thách thức lớn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2022

Tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong lúc các nền kinh tế vừa bắt đầu phục hồi sau cú sốc do đại dịch gây ra, cuộc xung đột tại Ukraine lại tạo thêm áp lực cho đà tăng trưởng.

Mặc dù những quốc gia sản xuất hàng hóa hoặc có chính sách tài khóa thận trọng có thể đương đầu với những cú sốc này, tác động dội của những sự kiện sẽ làm triển vọng tăng trưởng của hầu hết quốc gia trong khu vực xấu đi.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đạt tốc độ 5% trong năm 2022, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.

World Bank khuyến nghị bốn nhóm hành động chính sách.

Theo đó, thay vì kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp để vừa hạn chế nỗi đau do các cú sốc gây ra, vừa tạo dư địa đầu tư để kích thích tăng trưởng.

Các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ.

Ngoài ra, cải cách chính sách thương mại hàng hóa, và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu.

Bên cạnh đó, cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.

HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam

HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế 2022 của Việt Nam ở mức 6,2% với lạm phát được nâng lên ngưỡng 3,7% sau khi xem xét giá nhiên liệu tăng cao.
HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam

HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế 2022 của Việt Nam ở mức 6,2% với lạm phát được nâng lên ngưỡng 3,7% sau khi xem xét giá nhiên liệu tăng cao.
GDP quý I năm 2022 tăng 5,03%

GDP quý I năm 2022 tăng 5,03%

Tiêu điểm -  2 năm

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang phát huy hiệu quả, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại trong quý I năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết.

GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ

GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ

Tiêu điểm -  2 năm

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%

Tiêu điểm -  2 năm

Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  9 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  9 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  9 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  9 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  10 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  15 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.