Tiêu điểm
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%
Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây đã ký ban hành Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Theo đó, đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 – 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5 – 25,8%.
Ngoài ra, đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.
Một số chỉ tiêu khác bao gồm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27 – 27,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sẽ được thực hiện trong năm tới gồm linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...
Quốc hội yêu cầu triển khai đồng bộ Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định); đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác.
Liên quan đến việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khẩn trương trong công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025;
Bên cạnh đó, đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; quyết liệt hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả, trong đó xử lý ít nhất 2 ngân hàng thương mại yếu kém và 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ.
Về phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (hoàn thành một số dự án thành phần: Cam Lộ - La Sơn; Dầu Giây – Phan Thiết; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Mai Sơn – Quốc lộ 45); cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM…
Tăng trưởng GDP 2021 đạt 2,5% với kịch bản khả quan nhất
Tăng trưởng GDP 2021 đạt 2,5% với kịch bản khả quan nhất
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, khả năng phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử với dịch bệnh Covid-19. Nền kinh tế sẽ phục hồi chậm nhưng chắc chắn nếu các biện pháp chống dịch được thống nhất, đảm bảo không gây đứt gãy sản xuất, lưu thông.
GDP quý III âm 6,17%, giảm sâu nhất kể từ năm 2000
Đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử của Việt Nam, chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ.
GDP nửa đầu năm nay tăng 5,64%
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát, GDP 6 tháng vẫn tăng 5,64%, gấp ba lần so với mức tăng của cùng kỳ năm 2020.
Khu vực dịch vụ sẽ chiếm 50% GDP vào năm 2030
Đây là mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong thập kỷ mới, kèm theo đó tốc độ tăng trưởng khu vực này trong 10 năm tới đạt khoảng 7 – 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.