Khởi nghiệp
Grab trở lại đường đua
Việc tập trung vào cấu trúc chi phí và ưu đãi cũng như đổi mới các dịch vụ đã giúp Grab thúc đẩy tần suất giao dịch, tỷ lệ giữ chân người dùng và mức độ tương tác.
Trong quý 3/2022, Grab ghi nhận doanh thu 382 triệu USD, tăng 143% so với cùng kỳ 2021. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Grab đạt 5,1 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ.
Đây được xem là mức doanh thu hàng quý cao nhất từ trước đến nay của Grab, chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng mạnh của mảng gọi xe di chuyển và giao hàng. .
Về mặt lợi nhuận, Grab vẫn lỗ ròng 342 triệu USD. Tuy vậy, con số này đã giảm tới 65% so với khoản lỗ gần 1 tỷ USD ghi nhận cùng kỳ. Lỗ hệ số EBITDA (trước lãi vay, thuế và khấu hao) đã điều chỉnh đạt 161 triệu USD, giảm 24%.
Giám đốc điều hành của Grab - ông Anthony Tan cho biết, kết quả này chứng minh khả năng của công ty trong việc thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận song song.
Việc tập trung vào cấu trúc chi phí và ưu đãi cũng như đổi mới các dịch vụ đã giúp Grab thúc đẩy tần suất giao dịch, tỷ lệ giữ chân người dùng và mức độ tương tác.

Dù cả GMV và doanh thu đều tăng trưởng hai con số, Grab chỉ dành khoảng 476 triệu USD ưu đãi cho đối tác và khách hàng, trong khi đó quý đầu tiên, công ty dành tới 560 triệu USD cho các khoản ưu đãi.
Được thành lập vào năm 2012, Grab khởi đầu là công ty cung cấp dịch vụ gọi xe và sau đó mở rộng sang lĩnh vực giao đồ ăn, với số lượng người dùng lớn tại 8 thị trường Đông Nam Á, một phần nhờ các ưu đãi lớn dành cho người dùng và tài xế.
Tuy nhiên, kể từ năm 2021, lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế ở các thị trường phát triển khiến giá trị của các công ty công nghệ tăng trưởng mạnh như Grab giảm xuống. Hiện tại, định giá của Grab vẫn giảm hơn 50% trong năm nay.
Sau đó, Grab bắt đầu giảm chi tiêu vào ưu đãi cho người dùng và tập trung nhiều hơn vào những người dùng trung thành. Công ty cũng đã ngừng cung cấp dịch vụ nhà bếp trung tâm ở một số thị trường, đồng thời đóng cửa các kho hàng tại Singapore, Việt Nam và Philippines.
Grab đã điều chỉnh dự báo doanh thu của năm 2022 lên 1,32 - 1,35 tỷ USD, từ mức trước đó là 1,25 - 1,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, công ty này hiện vẫn chưa có lãi do chi phí liên quan đến mảng ngân hàng số mới. Grab gia nhập lĩnh vực ngân hàng số tại Singapore vào tháng 9/2022 và có kế hoạch mở rộng sang thị trường Malaysia và Indonesia vào năm tới.
Grab dồn lực cho mảng ngân hàng số
Hành trình về nguồn của người Việt trẻ
Khởi nghiệp trong giai đoạn thử thách do Covid-19, ChicnChill tìm thấy lối đi riêng cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan lát cói xiên đầy bản sắc Việt Nam hòa mình vào dòng chảy thế giới.
Đầu tư mát tay như Mekong Capital
Danh mục đầu tư của Mekong Capital bao gồm các công ty: LiveSpo Global, Gene Solutions hay Vua Nệm đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu 3 chữ số.
Đã hết thời bếp trên mây?
Quyết định đóng cửa bếp trên mây - GrabKitchen gần đây đến từ việc mô hình này không đạt kỳ vọng của Grab, trong bối cảnh công ty này dành mọi sự tập trung cho mục tiêu lợi nhuận.
Fintech của cựu CEO Ahamove nhận vốn 1 triệu USD
Rootopia được thành lập bởi ông Nguyễn Xuân Trường cựu CEO Ahamove, với mục đích hỗ trợ học viên, sinh viên trong vấn đề học phí và xa hơn nữa.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bất động sản Hải Phòng: Bùng nổ nguồn cung, thanh khoản tốt
Thị trường bất động sản Hải Phòng đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng khá nóng nhờ sức hút từ các đại dự án.
Sức hút mới từ siêu đô thị TP.HCM
Khu vực Đông Bắc TP.HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản nhờ mức giá "chân sóng" và tiềm năng cho thuê.
'Giáo Tiến' và 13 bài giảng về lãnh đạo không bắt đầu từ quyền lực
Nhà lãnh đạo không chỉ là người ra quyết định, mà còn phải kiến tạo văn hóa, truyền cảm hứng, biết tự học và không ngừng tiến hóa trong một thế giới đầy biến động.
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
Coca-Cola khánh thành nhà máy trị giá 136 triệu USD đặt tại Tây Ninh, là nhà máy có quy mô lớn nhất của công ty tại Việt Nam.
Mối đe dọa từ hệ thống trong doanh nghiệp
Khi hệ thống ngày càng phức tạp và lưu lượng dữ liệu nội bộ gia tăng, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tấn công từ bên trong mà không dễ nhận ra.
SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.
Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo
Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.