Leader talk

Muốn tăng trưởng phải đánh đổi những gì?

An Chi Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Đối mục tiêu tăng trưởng kinh tế, luôn phải cân nhắc xem có thực sự hợp lý hay không bởi nền kinh tế sẽ phải đánh đổi những gì để có được sự tăng trưởng đó…

"Mục tiêu tăng trưởng 6,7% là hợp lý"

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

“Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang tăng trưởng dưới tiềm năng, chính vì vậy, việc Chính phủ muốn đạt được mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa, nếu trong năm nay không đạt được mức tăng trưởng này, bội chi ngân sách và nợ công có thể sẽ vượt ngưỡng đề ra. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là giải pháp thực hiện để đạt mức tăng trưởng này như thế nào.

Thứ nhất là vấn đề nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí nhằm đem lại hiệu quả tăng trưởng đối với nền kinh tế.

Thứ hai là việc giảm chi phí để tăng thu ngân sách. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ từng tuyên bố năm 2017 là năm giảm chi phí, tuy nhiên, đến nay đã hết 6 tháng đầu năm nhưng vẫn chưa thấy kế hoạch giảm và giảm ở đâu. Hiện mới chỉ có lãi xuất ngân hàng giảm giảm, còn các chi phí khác như chi phí vận tải, giá đất một số địa phương vẫn đang tăng khá mạnh.

Thứ 3 là cần siết chặt hơn nữa việc nộp thuế của các hộ gia đình kinh doanh.

Thứ 4, nên chú ý đến khả năng phát triển của thị trường chứng khoán. Nếu thực hiện tốt việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán sẽ còn tiềm năng tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới. Từ đó, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thứ 5, cải cách, tái cơ cấu ngân sách nhằm chi tiêu ngân sách một cách hợp lý, hiện mức chi thường xuyên đang quá lớn gây lãng phí, kém hiệu quả..

Thứ 6, đẩy mạnh việc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 đối với các doanh nghiệp".

Cần giải bài toán: Muốn tăng trưởng phải đánh đổi những gì?

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

"Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện đang ở cận mức tiềm năng. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến những chính sách đề ra cho việc phát triển. Bởi, nếu tăng trưởng kinh tế duới mức tiềm năng, giải pháp kích cầu sẽ được áp dụng, tuy nhiên, kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng sát tiềm năng thì kích cầu chỉ là một phần, chính sách giữ vai trò chủ chốt đối với việc phát triển phải là cải cách để kích cung.

Bài toán cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách hết sức cẩn trọng. Nếu chỉ nhìn vào tăng trưởng trước mắt để phát triển trong ngắn hạn thì sẽ quên đi các yếu tố cải cách nền kinh tế để phục vụ cho phát triển lâu dài.

Đối với tăng trưởng, chúng ta luôn luôn phải cân nhắc xem nó có thực sự hợp lý hay không? Nền kinh tế của Việt Nam sẽ phải đánh đổi những gì (như nợ công, ngân sách. cán cân thương mai...) để có được sự tăng trưởng đó…

Nhằm tăng trưởng một cách bền vững, điều cốt yếu là sử dụng nguồn lực đã có một cách hiệu quả như cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp… Nếu nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% nhưng các vấn đề phát triển bền vững không làm tốt thì tất yếu sẽ gây những hệ lụy rất lớn cho trong tương lai".

Tăng trưởng trong năm 2017 phải dựa vào trọng cầu

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính

TS. Vũ Đình Ánh

"Chính phủ đang đặt các giải pháp tăng trưởng kinh tế dựa vào trọng cung, tức tăng khai thác, tăng xuất khẩu… đó là một lựa chọn sai lầm. Theo tôi, để tăng trưởng trong năm 2017 phải dựa vào trọng cầu.

Lấy một ví dụ, nếu tính khu vực tiêu dùng tăng 7%, đóng góp 8,5% vào tăng trưởng GDP; tích lũy đầu tư tăng 9,5% đóng góp 4,2 vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, xuất khẩu tăng 18.9% , nhưng chỉ vì nhập siêu 2,7 tỷ USD mà làm giảm tăng trưởng 7,01 %. Như vậy, giải pháp để tăng trưởng kinh tế 6,7 % là phải tăng tiêu dùng và giảm nhập siêu".

TS. Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV

TS. Cấn Văn Lực

"Không nên tập trung vào công nghiệp khai khoáng để tăng cung cho nền kinh tế. Bởi giá dầu thời gian tới có thể tăng trở lại nhưng hiện nay do nguồn cung đang dồi dào, giá dầu không đạt được mức tăng 27% như dự báo, chính vì vậy nếu chúng ta khai thác và xuất khẩu quá mức ở thời điểm hiện tại sẽ rất bất lợi về sau này.

Thay vào đó, nên tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng, kích thích tiêu dùng cá nhân sẽ tạo tăng trưởng rất tốt cho nền kinh tế. Trong đó, kích thích tiêu dùng thông qua phát triển du lịch cũng là một giải pháp. Bởi du lịch trong năm 2017 ước tính doanh thu khoảng 500.000 tỷ, chỉ cần tăng 2 - 5 % doanh thu cũng giúp tăng đáng kể thu ngân sách. Bên cạnh đó là kích thích cho vay tiêu dùng".

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách

TS. Nguyễn Đức Thành

Đây là thời điểm Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô,… có thể vừa không khả thi, vừa xóa nhòa những quyết tâm cải cách.

Về lạm phát, với mức giá giảm xuống thấp như trong quý II, chúng tôi cho rằng Chính phủ có nhiều không gian hơn để điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách liên quan như điều chỉnh giá các dịch vụ công thiết yếu, cũng như nới rộng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng nhằm kích thích kinh tế.

Đối với chi ngân sách, thực trạng chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, thị trường việc làm cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ cấp thiết và cũng đã được đề cập cụ thể trong chỉ đạo của Chính phủ trong phiên họp chiều ngày 4/7 vừa qua. Trong khi đó, chi thường xuyên không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng với tốc độ cao hơn so với các năm trước dẫn tới sự gia tăng không ngừng của chi ngân sách cho trả nợ cả gốc và lãi.

Do đó, Chính phủ cần thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt chi thường xuyên như chính sách tinh giảm biên chế, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả chi phí quản trị nhà nước.

Đồng thời, để giảm sức ép đối với ngân sách và tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, việc thực hiện các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực này.

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Leader talk -  2 ngày

Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Leader talk -  3 ngày

Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.

Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?

Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?

Leader talk -  3 ngày

Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.

Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI

Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI

Leader talk -  6 ngày

Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.

Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?

Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?

Leader talk -  6 ngày

Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

Tài chính -  14 giờ

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  20 giờ

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  20 giờ

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Phát triển bền vững -  1 ngày

Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.