Leader talk

Nan giải bài toán quy hoạch nhìn từ 2 tuyến đường sắt đô thị

Michael Modler Thứ ba, 23/01/2018 - 14:33

Xây dựng các dự án đường sắt đô thị tốn kém tiền của và thời gian cũng như làm phát sinh nhiều vấn đề.

Những người sinh sống hoặc khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có lẽ không thể không chú ý đến hai dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình xây dựng đã dập tắt niềm hứng khởi ban đầu.

Dự án tại TP. Hồ Chí Minh do các nhà thầu Nhật Bản thực hiện đã làm thay đổi cảnh quan khu vực trung tâm thành phố và làm cho tắc nghẽn giao thông thêm trầm trọng.

Còn ở Hà Nội, một loạt các vụ tai nạn nghiêm trọng đã gây chú ý lớn trong dư luận, từ đó làm người dân càng thêm không hài lòng với công trình do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận.

Cả hai dự án đều triển khai đội vốn và chậm tiến độ.

Nan giải bài toán quy hoạch nhìn từ 2 tuyến đường sắt đô thị
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đang xây dựng

Một số chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam không nên nản chí vì những trở ngại này. Đó là những vấn đề không thể tránh khỏi ở một nước còn thiếu kinh nghiệm quản lý và thi công những dự án kiểu này như Việt Nam.

Hơn nữa, cả hai tuyến đường sắt đô thị sẽ được hoàn thành trong vài năm tới, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho những dự án trong tương lai.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế là, cho dù thể chế và công tác quản lý hiệu quả hơn có thể giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai và giảm lãng phí, xây dựng các dự án đường sắt đô thị vẫn tốn kém rất nhiều tiền của và thời gian.

Các hệ thống tàu điện ngầm hiện đại có thể là niềm tự hào của các thành phố mới nổi muốn tự khẳng định mình. Nhưng chỉ những thành tựu tinh thần đó thôi thì không thể bù đắp được cho những chi phí này được, vì nguồn lực còn hạn chế và còn rất nhiều vấn đề cấp bách khác cần phải giải quyết.

Các dự án tàu điện ngầm cần đem lại những lợi ích hữu hình về kinh tế, xã hội và môi trường, chẳng hạn như cải thiện điều kiện giao thông và tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực trung tâm thành phố. Các dự án cũng cần có một lượng hành khách thường xuyên rất lớn sẵn sàng trả tiền mua vé để khả thi về mặt kinh tế.

Để đảm bảo các dự án đường sắt đô thị của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn này, điều quan trọng là phải đặt chúng vào bối cảnh rộng hơn của quy hoạch đô thị quốc gia.

Theo ông Huỳnh Thế Du, giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh, quy hoạch đô thị là một "nhân tố thúc đẩy" khu vực tư nhân tham gia xây dựng thành phố bên cạnh các nguồn lực nước ngoài hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.

Cho đến thời điểm này, quy hoạch đô thị vẫn chưa thể chuyển mình thành "nhân tố dẫn đường". Điều này có nghĩa đây chỉ là phản ứng tức thời với các tác động từ thị trường và việc chủ động định hình sự phát triển đô thị vẫn chưa hiệu quả.

Dù kết quả chưa đến mức lý tưởng, nhưng hướng phát triển này đã đạt được những thành tựu nhất định. "Phần cứng" đô thị của TP. Hồ Chí Minh như đường sá và kênh rạch đã được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ qua. Nhưng thành công lớn nhất phải kể đến là những vấn đề cả hai thành phố đã kiểm soát được.

Thứ nhất là tình hình giao thông. Thứ hai là những vấn đề xã hội nảy sinh từ khoảng cách giữa một nhóm nhỏ tinh hoa sống trong những khu nhà giàu còn đại bộ phận người dân vẫn sống trong những khu ổ chuột. Mặc dù đã lộ rõ nhưng những vấn đề này chưa hề nghiêm trọng như ở Manila, Jakarta và nhiều thành phố ở các nước đang phát triển khác.

Tuy nhiên, có vẻ những thành tựu chỉ dừng lại ở đó. Trong tương lai, các tuyến đường sắt mới có thể tăng sức cạnh tranh và không khí sôi động về mặt kinh tế cho hai thành phố lớn nhất Việt Nam này, nhưng các cơ quan quy hoạch đô thị vẫn cần có cách tiếp cận thực tế hơn để nâng cấp “phần mềm” đô thị.

Hiện nay, vẫn tồn tại một khác biệt rất lớn giữa hai thành phố này và những đô thị ở các nước phát triển là không có luật phân vùng tách khu dân cư khỏi khu thương mại và khu công nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn chưa có quy định về nơi đỗ xe. Những vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của các dự án đô thị.

Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là chuyện tốt, nhưng các nhà chức trách cần "điều hướng" công tác quy hoạch đô thị một cách chủ động hơn để các thành phố phát triển hơn nữa.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

Tiêu điểm -  7 năm

Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đã đồng ý khai thác thương mại dự án vào Quý I/2018 nhưng do vấn đề liên quan Hiệp định vay vốn bổ sung nên tiến độ bị chậm.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Tiêu điểm -  7 năm

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị vỡ kế hoạch thêm một lần nữa và được lùi tiến độ chạy thử đến tháng 9/2018.

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Đầu tư -  7 năm

Theo Nhật báo Nikkei, hầu hết các dự án của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Leader talk -  1 ngày

Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  6 ngày

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  1 tuần

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  1 tuần

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững

VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  9 giờ

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  9 giờ

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Tiêu điểm -  10 giờ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

Tiêu điểm -  10 giờ

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.