Diễn đàn kinh tế thế giới: "Việt Nam chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0"

Linh Lan Thứ năm, 01/03/2018 - 14:22

Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Với 52 triệu người đang sử dụng Internet, đứng thứ 5 châu Á - Thái Bình Dương và 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam được cho là có một nền tảng vững chắc trong việc nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế xã hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mang tên "Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai", Việt Nam nằm trong nhóm các nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mặc dù mang đến những sự đột phá không thể phủ nhận, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho tương lai của nền sản xuất.

Các công nghệ mới như Internet of Things, trí tuệ nhân tạo, thiết bị đeo tay, blockchain và robot đang thúc đẩy sự phát triển của các kỹ thuật sản xuất mới. Theo đó, mô hình kinh doanh và các chuỗi giá trị cơ bản sẽ biến đổi hoàn toàn nền sản xuất toàn cầu.

Báo cáo của WEF đưa ra đo lường về các yếu tố và điều kiện cần thiết để chuyển đổi hệ thống sản xuất và đánh giá sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của 100 quốc gia trên thế giới. Theo đó, chỉ một số ít quốc gia hưởng lợi và vượt trội từ sự phát triển này. 

Theo báo cáo này, hệ thống sản xuất trên toàn cầu sẽ phải biến đổi để thích ứng, đáp ứng với những thách thức trong tương lai, và các nước trên thế giới sẽ phân cực: chỉ có 25 nước sẽ hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

25 quốc gia trên chủ yếu đến từ các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á, sở hữu hơn 75% giá trị sản xuất toàn cầu và tiếp tục có khả năng tăng trưởng thị phần trong tương lai. 

Hơn nữa, khoảng 70% doanh thu của thị trường robot rơi vào các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Hoa Kỳ, trong đó, Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm vị trí thống trị trong việc sản xuất ra những robot có giá trị cao, còn hơn 90% các quốc gia ở các khu vực Mỹ La tinh, Trung Đông, Châu Phi, châu Á (trong đó có Việt Nam) được xếp vào hạng còn non kém. 

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ 4.0 lại là vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ai ai cũng có thể nói về cách mạng 4.0, cũng có vẻ am hiểu những thuật ngữ mới như IoT, big data, điện toán đám mây hay blockchain. Các hội thảo, bàn tròn về cách mạng 4.0 được tổ chức khắp nơi. Việt Nam dường như hiểu rất rõ tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định tại hội thảo SMART INDUSTRY WORLD 2017, rằng: "Cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của CM 4.0, Việt Nam cũng nhận diện được những thách thức mà cuộc cách mạng này mang đến như các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi giá trị và đặc biệt là nguồn nhân lực. Nhưng dường như để bắt kịp chuyến tàu này, Việt Nam cần phải bắt tay vào hành động một cách quyết liệt hơn.

'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'

'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'

Leader talk -  7 năm

Các chính sách nhà nước phải công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm thiểu tiêu cực, lợi ích nhóm, giảm thiểu các “doanh nghiệp quan hệ”, Chủ tịch Công ty May Sơn Việt Hà Xuân Anh chia sẻ với TheLEADER.

GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'

Leader talk -  7 năm

Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  2 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  17 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  21 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  23 phút

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  39 phút

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  2 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  3 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều