Tài chính
Ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành Basel III tại Việt Nam
Bằng việc sớm đáp ứng toàn diện chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Basel III mà nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong lộ trình hướng tới, và chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 được nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đợi, TPBank sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng tăng trưởng bền vững và đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao mức độ tín nhiệm của ngân hàng trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hôm nay công bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III và IFRS 9 và sẽ triển khai toàn diện cả hai chuẩn mực quốc tế quan trọng này ngay từ quý IV năm nay.
Basel III là chuẩn mực quản trị rủi ro đang được nhiều ngân hàng Việt Nam hướng tới, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực vốn, kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng trong những tình huống xấu nhất và quản lý rủi ro thanh khoản.
Trong khi đó, IFRS 9 là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế quan trọng đối với ngân hàng. IFRS 9 mang lại những lợi ích lớn cho các tổ chức tài chính như tăng cường tính minh bạch, tăng khả năng so sánh, gia tăng chất lượng thông tin công bố, từ đó mở rộng cánh cửa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế.
Bằng việc đáp ứng toàn bộ yêu cầu của cả Basel III và IFRS 9, TPBank sẽ trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất trong thời điểm này áp dụng đồng thời hai chuẩn mực quản trị rủi ro và báo cáo tài chính khắt khe trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới.
“TPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, không chỉ ở thị phần kinh doanh, mà còn ở việc tiên phong trong việc tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Việc áp dụng Basel III và IFRS cũng như các chuẩn mực quốc tế khác sẽ tăng cường năng lực quản trị tại ngân hàng, gia tăng tính minh bạch, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của TPBank trên thị trường quốc tế cũng như trong nước”, ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank chia sẻ.
Tổng giám đốc của TPBank cho biết ngân hàng này đã chú trọng đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến nhất từ rất lâu, nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác quản trị rủi ro. Cụ thể, TPBank đã sớm quan tâm tới việc triển khai và áp dụng Basel III từ năm 2015, thông qua việc tự nghiên cứu và áp dụng nội bộ một số yêu cầu của chuẩn mực này về quản lý rủi ro thanh khoản, như tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng và tỷ lệ đòn bẩy.
Từ cuối năm 2020, TPBank đã tiếp tục triển khai các cấu phần còn lại của Basel III và tới nay đã hoàn toàn tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này. Điều đó giải thích vì sao TPBank có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu của Basel III chỉ trong thời gian ngắn sau khi triển khai toàn diện Basel II vào đầu năm ngoái.
Đối với dự án IFRS 9, TPBank đã thực hiện rà soát toàn bộ yêu cầu của Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS (gồm 41 chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS và 16 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRS) với chuẩn mực Kế toán Việt Nam – VAS, từ đó xác định ra các khác biệt và các bút toán chuyển đổi để lập báo cáo tài chính tuân thủ hoàn toàn IFRS.
Thách thức lớn nhất của việc triển khai và áp dụng đồng thời Basel III và IFRS là các áp lực về kế hoạch vốn của ngân hàng trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, TPBank đã biến thách thức này thành một cơ hội để chủ động lập kế hoạch tối ưu hoá nguồn vốn, xây dựng các kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh nhưng vững bền của ngân hàng.
Ông Hưng khẳng định TPBank đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về vốn, về thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy của Basel III.
Bên cạnh kế hoạch vốn, TPBank cũng lường trước được những thách thức về mặt dữ liệu khi triển khai các chuẩn mực quốc tế. Các dự án lớn như Data Warehouse, Metadata, xây dựng các Datamart, khai thác dữ liệu lớn BigData… đã được TPBank triển khai từ rất sớm và đang phát huy hiệu quả cho các dự án của ngân hàng. TPBank cũng ứng dụng Robot quy trình tự động RPA, trí tuệ nhân tạo AI, máy học ML … trong việc xây dựng các mô hình tổn thất tín dụng và nâng cao hiệu quả của quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin.
Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, việc TPBank đã mạnh tay đầu tư chi phí để cùng lúc hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe của 2 chuẩn mực quốc tế là Basel III và IFRS chứng tỏ sự cân nhắc kỹ lưỡng của ban lãnh đạo ngân hàng đồng thời thể hiện sự quyết tâm trong việc triển khai và áp dụng các chuẩn mực để hướng đến sự minh bạch, vị thế cạnh tranh và đặc biệt là tăng cường sức mạnh và khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô của nền kinh tế.
TPBank là ngân hàng Việt đầu tiên thanh toán 2 chiều bằng QR Code tại Thái Lan
TPBank triển khai tính năng thu phí hạ tầng cảng biển trực tuyến
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ nay có thể dễ dàng đóng phí hạ tầng cảng biển qua hệ thống ngân hàng điện tử, không còn phải chịu cảnh xếp hàng dài chờ đợi tại những điểm thu phí như trước đây. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian, nhân sự và cả chi phí.
TPBank là ngân hàng Việt đầu tiên thanh toán 2 chiều bằng QR Code tại Thái Lan
Người Việt đi du lịch, công tác hoặc học tập tại Thái Lan trong thời gian sắp tới sẽ không phải bận tâm nhiều đến chuyện đổi tiền với những khoản phí đắt đỏ, hoặc mang theo một lượng tiền mặt lớn bên người, mà vẫn có thể dễ dàng thanh toán dịch vụ và chi tiêu bằng cách quét mã QR bằng chính tài khoản ngân hàng tại Việt Nam.
Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của TPBank từ “ổn định” lên “tích cực”
TPBank là một trong số ít các ngân hàng Việt Nam được nâng triển vọng tín nhiệm lên “tích cực” trong đợt đánh giá mới nhất của Moody’s.
Chuyển đổi số giúp TPBank hoàn thành vượt mức kế hoạch 2020
Cuối năm việc đóng sổ với hàng núi số liệu phải xử lý là một nỗi cực nhọc cho các bộ phận tài chính và IT của ngân hàng, nhưng với ngân hàng đi đầu chuyển đổi số như TPBank thì việc này đã trở thành đơn giản.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?