Ngân hàng Nhà nước hút ròng 94.000 tỷ đồng

Trần Anh Thứ sáu, 29/09/2023 - 19:47

Trong ngày 29/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại tiếp tục hút thêm 3.800 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 1%/năm. Ngày đáo hạn của lô tín phiếu trên là 27/10/2023.

Lãi suất trúng thầu hôm nay là phiên cao nhất kể trong đợt hút tiền lần này của NHNN. Đồng thời, chỉ có 4 tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu và cả 4 đều trúng thầu. Những dấu hiệu trên cho thấy mức độ dư thừa thanh khoản trên hệ thống đang bớt dồi dào.

Khối lượng trúng thầu trong phiên hôm nay cũng thấp hơn nhiều so với những phiên trước đó. Trung bình trong 6 phiên trước, NHNN đã hút khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi lần đấu thầu tín phiếu.

Kể từ ngày 21/9, NHNN đã hút gần 94.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Mức lãi suất trúc thầu tín phiếu ngày 29/9 vẫn cao hơn lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm (đạt 0,16%/năm vào ngày 27/9).

Lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, USD tăng giá mạnh thời gian gần đây, hiện NHNN đang theo dõi sát thị trường ngoại tệ, đang điều hành để ổn định tỷ giá.

Mặc dù vậy, ông Hà cũng nêu thế khó của nhà điều hành khi lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

“Mấy ngày gần đây, NHNN đã phải điều tiết tín phiếu ngắn hạn để giảm bớt thanh khoản dư thừa trên hệ thống, cố gắng để không tác động lớn tới mặt bằng lãi suất. Hiện nay lãi suất thị trường liên ngân hàng vẫn ổn định. Dù vậy, áp lực thời gian tới vẫn rất lớn khi chúng ta cần cân đối giữa lãi suất và tỷ giá”, ông Hà nhận định.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích, động thái bán tín phiếu của NHNN là cách để điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thông thường của các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc đảo chiều chính sách tiền tệ. Mục đích chính của NHNN là hút bớt thanh khoản trên thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá ngắn hạn.

Công ty Chứng khoán Maybank (MBKE) nhận định, việc cân nhắc hút tiền trong hệ thống hiện nay của là bước đi có tính toán kỹ từ việc quan sát thanh khoản của hệ thống đang thừa và bước đi khôn ngoan khi chưa cần phải bán ngoại tệ như năm ngoái. Lưu ý, năm 2022, NHNN đã bán 25 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối. Việc bán sớm khiến NHNN giảm khả năng can thiệp linh hoạt về sau.

Đồng thời, lãi suất trúng thầu thấp cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn dư nhiều. Lý do thị trường đã thấy là do tăng trưởng tín dụng còn chậm cho đến giữa tháng 9, mới có 5,7% so với mục tiêu 14 - 15% năm nay.

MayBank quan sát và tin rằng, NHNN đang tính toán liều lượng hút tiền qua tín phiếu một cách thận trọng để đảm bảo liều lượng vừa đủ sao cho đạt các mục tiêu là tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên, từ đó giảm bớt áp lực cho tỷ giá; không gây gián đoạn thanh khoản cho toàn bộ nền kinh tế; đảm bảo lãi suất thực của nền kinh tế (lãi suất cho vay) sẽ tiếp xu hướng giảm.

Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?

Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?

Tài chính -  1 năm
Những động thái của NHNN thời gian qua khiến giới đầu tư lo ngại áp lực về lãi suất và tỷ giá có thể thúc đẩy việc đảo chiều chính sách tiền tệ hiện nay, từ nới lỏng sang thắt chặt trở lại. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định này.
Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?

Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?

Tài chính -  1 năm
Những động thái của NHNN thời gian qua khiến giới đầu tư lo ngại áp lực về lãi suất và tỷ giá có thể thúc đẩy việc đảo chiều chính sách tiền tệ hiện nay, từ nới lỏng sang thắt chặt trở lại. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định này.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  7 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  8 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  3 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  4 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  4 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  7 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  8 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  10 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  22 giờ

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  1 ngày

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  1 ngày

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.