Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bứt phá trong quý II

Nhật Hạ Thứ năm, 30/06/2022 - 09:41

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế khi giá trị tăng thêm của ngành này tăng 11,5% trong quý II năm nay, ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2019 - thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang nỗ lực đẩy nhanh sản xuất, bù lại 2 năm khó khăn do Covid-19.

Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi. Giá trị tăng thêm ước tăng 9,87% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Theo Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế. 

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng bứt phá trong quý II

Từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là sản xuất trang phục (23,3%); sản xuất thiết bị điện (22,2%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (17,5%).

Tiếp sau đó là sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; khai thác quặng kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm, trong đó mạnh nhất là sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị (10,9%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; thoát nước và xử lý nước thải; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm linh kiện điện thoại (tăng 22,2%); bia (tăng 14,2%); phân u rê (13,6%); vải dệt từ sợi tự nhiên (11,4%) và than sạch (9,9%).

Trong khi đó, một số sản phẩm cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, bao gồm tivi (18,3%); vải dệt từ sợi nhân tạo (9,7%); thức ăn cho thủy sản; điện thoại di động; phân hỗn hợp NPK; xe máy; sắt, thép thô.

Xét theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là Bắc Giang với 45,9%.

Một số địa phương khác cũng có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát như Lai Châu, Quảng Nam, Hà Giang, Bình Phước, Sơn La.

Bên cạnh đó, vì hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, 2 địa phương duy nhất có chỉ số IIP sáu tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước gồm Trà Vinh (giảm 25,7%) và Hà Tĩnh (-7,3%).

Mặt khác, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nửa đầu năm nay cũng ghi nhận tích cực khi tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 30/6/2022, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%).

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành bình quân 6 tháng qua là 78% (cùng kỳ năm 2021 là 92%)

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,7% và giảm 0,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6% và tăng 6,9%.

Bộ Công thương cho biết, sáu tháng của năm 2022 đã trôi qua, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang nỗ lực đẩy nhanh sản xuất, bù lại khoảng thời gian hai năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sản xuất tại các trung tâm công nghiệp đều đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của các địa phương nói riêng, của cả nước nói chung.

Tuy nhiên, tình trạng ‘khát’ nhân lực đang là một trong những ‘chướng ngại vật’ lớn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trên chặng đường phục hồi sản xuất.

Trong hội nghị do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức mới đây, đại diện Liên minh Hỗ trợ công nghiệp Việt Nam, bà Phạm Thị Tình phản ánh, sau thời gian dài nghỉ việc, tay nghề của lao động đi xuống, doanh nghiệp phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại. Dù giá nhân công trong lĩnh vực này tăng nhưng vẫn không đủ sức ‘giữ chân’ lao động.

Trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao, Bộ Công thương cho rằng các doanh nghiệp sản xuất cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đây là vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Bộ cũng lưu ý cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. 

Đánh thức ngành công nghiệp giấc ngủ

Đánh thức ngành công nghiệp giấc ngủ

Khởi nghiệp -  2 năm
Hai năm vừa qua, nỗi lo lắng về đại dịch cộng với thói quen đắm chìm vào các thiết bị di động trong thời gian giãn cách xã hội đã tạo nên một thế hệ bị chứng mất ngủ, đồng thời thúc đẩy sự trỗi dậy của nền công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ khổng lồ.
Đánh thức ngành công nghiệp giấc ngủ

Đánh thức ngành công nghiệp giấc ngủ

Khởi nghiệp -  2 năm
Hai năm vừa qua, nỗi lo lắng về đại dịch cộng với thói quen đắm chìm vào các thiết bị di động trong thời gian giãn cách xã hội đã tạo nên một thế hệ bị chứng mất ngủ, đồng thời thúc đẩy sự trỗi dậy của nền công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ khổng lồ.
Hưng Yên gặp khó phát triển cụm công nghiệp

Hưng Yên gặp khó phát triển cụm công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, khó khăn trong chuyển mục đích sử dụng đất, đang khiến nhiều dự án cụm công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên chậm tiến độ.

Nhiều động lực cho bất động sản công nghiệp tăng trưởng

Nhiều động lực cho bất động sản công nghiệp tăng trưởng

Tiêu điểm -  2 năm

Chính sách "Trung Quốc +1" của các tập đoàn đa quốc gia, sức tăng trưởng của thương mại điện tử và khả năng thu hút vốn FDI sẽ là những động lực thúc đẩy bất động sản khu công nghiệp phát triển trong dài hạn.

Bắc Giang đang dẫn đầu về tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Bắc Giang đang dẫn đầu về tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Xác định lấy công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng của tỉnh, Bắc Giang đang có hàng chục nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút được một số tập đoàn công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn. Những nỗ lực này đã giúp Bắc Giang đang đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).

Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhiều năm qua, Việt Nam đặt các chính sách ưu tiên dàn trải nhiều ngành công nghiệp, dẫn đến sự phát triển chưa hiệu quả, tuy nhiên một ngành rất quan trọng là công nghiệp tái chế lại chưa từng được ưu tiên.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".