EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
Theo quy định mới, khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên, EVN được phép điều chỉnh tăng tối thiểu 3 tháng một lần, thay vì 6 tháng như trước đó.
Ngành điện cần quy định lộ trình cải cách rõ ràng, xóa bỏ bù chéo giá điện, thực hiện giá điện hai thành phần nhằm thu hút đầu tư vào ngành điện.
Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa dự án Luật Điện lực (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 tới.
Cải cách giá điện, một trong những yêu cầu của Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội và Bộ Công thương kiến nghị tại phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) vừa diễn ra chiều 19/8.
Theo Bộ Công thương, cần bổ sung kế hoạch cải cách giá bán lẻ điện đáp ứng lộ trình phát triển thị trường điện và tuân thủ chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 55 về xóa bỏ mọi hình thức bù chéo. Khi đó, các chi phí phát sinh trên thị trường điện phải được chuyển ngang toàn bộ sang giá điện bán lẻ.
Trong trường hợp chi phí thị trường chưa được chuyển ngang toàn bộ vào giá bán lẻ, Bộ Công thương cho rằng cần quy định cụ thể về dừng thị trường điện khi giá thị trường điện lên quá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng/bên mua điện.
Đề xuất của ngành điện nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, bởi cải cách cơ chế giá điện và xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền sẽ phù hợp với yêu cầu vận hành của các cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cần xem xét sửa đổi bổ sung một số nội dung dự thảo Luật Điện lực theo hướng quy định xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá bán lẻ điện minh bạch, thực hiện theo cơ chế thị trường và do thị trường quyết định.
Đồng thời, giá bán lẻ điện tiến tới hai thành phần, được điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế thông số đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, đồng thời bù đắp được chi phí và hợp nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp, được điều chỉnh định kỳ tối thiểu mỗi quý một lần.
Theo EVN, trước khi bắt đầu vận hành các cấp độ thị trường điện cạnh tranh, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ cấu ngành điện; cải cách giá bán lẻ áp dụng cho đối tượng không tham gia thị trường điện cùng với lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền.
Giá bán điện hai thành phần gồm giá điện năng và giá công suất. Trong đó, giá công suất là một khoản tiền cố định khách hàng phải trả hàng tháng dựa trên nhu cầu sử dụng điện tối đa. Còn giá điện năng là giá tính theo số điện tiêu thụ. Người dùng sử dụng bao nhiêu kWh điện thì trả bấy nhiêu tiền.
Đến nay, sau gần 20 năm thi hành và qua bốn lần sửa đổi, Luật Điện lực 2004 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Luật Điện lực hiện hành bộc lộ bất cập, vướng mắc, cần sửa đổi để đồng bộ hệ thống pháp luật, khắc phục tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành, đáp ứng các mục tiêu đề ra, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Theo quy định mới, khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên, EVN được phép điều chỉnh tăng tối thiểu 3 tháng một lần, thay vì 6 tháng như trước đó.
Đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp điện, vướng mắc nhất vẫn là giá điện.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng một lần, thay vì 6 tháng/lần như hiện nay, nhằm phản ánh kịp thời biến động các thông số đầu vào, tránh "giật cục", gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, người dân.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.