Dòng vốn xanh thúc đẩy mảng xe điện
Tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan và cả Việt Nam, nguồn vốn thúc đẩy nền kinh tế xanh đang được gia tăng từng ngày, đặc biệt là với mảng xe điện.
Không chỉ cấp vốn vay ưu đãi, các ngân hàng đang nỗ lực lan tỏa, khuyến khích cũng như đồng hành, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững.
Hỗ trợ nguồn vốn cho hàng trăm nghìn héc ta vùng nguyên liệu của bà con nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nỗ lực cấp tín dụng xanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Đặc biệt, trong số đó, có đến 4 dự án đã được tham gia chương trình bán tín chỉ carbon cho đối tác Thụy Sĩ, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy dòng vốn xanh của SHB đang đi đúng hướng.
Ông Định Ngọc Dũng, Phó giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp, Ngân hàng SHB, cho biết, hiện nay, nhiều đối tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có nhu cầu sản xuất nông sản sạch đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc chuyển hướng sang nông nghiệp công nghệ cao.
“Đây là tệp khách hàng tiềm năng để SHB tăng dư nợ nông nghiệp xanh trong tương lai”, ông Dũng cho biết.
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng cũng đang được SHB đẩy mạnh cấp tín dụng xanh. Theo đó, SHB đã tham gia Dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành nông nghiệp Việt Nam do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
“Với vai trò trung gian tài chính, SHB tiếp tục cam kết phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn cho các dự án xanh nhằm giảm tác động tiêu cực tới môi trường”, Đại diện SHB khẳng định.
Còn đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đồng hành với phát triển bền vững không chỉ ở hoạt động cấp tín dụng mà còn là phải bền vững hóa toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Với quan điểm đó, vào tháng 10 vừa qua, ACB đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững theo chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị), với cả những thông tin tài chính và phi tài chính.
Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB, cho biết, báo cáo ESG thể hiện sự nghiêm túc trong thực hành phát triển bền vững, cũng như đưa ra sự so sánh về các giai đoạn để ngân hàng tự theo dõi và điều chỉnh, phát triển qua các năm.
Báo cáo ESG cùng với những nỗ lực cấp vốn vay xanh cho các dự án không tác động tiêu cực tới môi trường của Ngân hàng ACB được ông Thái kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng, tạo tác động lan tỏa tới các đối tác, khách hàng cũng như nhân viên của ngân hàng, góp phần tích cực cho sự nghiệp xanh hóa nền kinh tế của Việt Nam.
Ngân hàng HSBC, với vị thế là một ngân hàng toàn cầu, cũng có những tham vọng lớn về phát triển bền vững. Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc khối khách hàng doanh nghiệp lớn, Ngân hàng HSBC, cho biết, ngân hàng này đã cam kết thu xếp 12 tỷ tín dụng xanh cho Việt Nam ngay sau cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được Thủ tướng đưa ra tại COP26.
Hiện tại, HSBC đã thu xếp được khoảng 2 tỷ USD vốn vay xanh cho khách hàng tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng đồng hành với các đối tác trong việc kết nối, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, hỗ trợ về chuyển đổi công nghệ hay xây dựng khung chính sách.
Về phía Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank), ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc ngân hàng, cho biết, đơn vị này đã làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy tín dụng xanh, xây dựng quy chế ESG để đưa vào quy trình quản trị rủi ro cũng như thành lập bộ phận chuyên trách về ESG.
Ông Nam cho biết, đến hết tháng 6/2023, dư nợ tín dụng xanh của Việt Nam đạt hơn 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, là một con số vẫn còn khiêm tốn.
Hiện nay, với việc lãi suất của Mỹ hay các nước châu Âu vẫn ở mức cao, nguồn vốn quốc tế đang không hề rẻ, dẫn tới thách thức lớn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Song song với đó, năng lực về đổi mới sáng tạo và phát triển xanh, bao gồm các yếu tố như cơ sở hạ tầng, năng lực người lao động hay các chuẩn mực quản trị, chuẩn mực công bố thông tin đều chưa phát triển, khiến phát triển bền vững vướng phải nhiều điểm nghẽn lớn.
Chính vì vậy, ngân hàng và các tổ chức tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc không chỉ cung cấp vốn mà còn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh.
Tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan và cả Việt Nam, nguồn vốn thúc đẩy nền kinh tế xanh đang được gia tăng từng ngày, đặc biệt là với mảng xe điện.
Coi việc “xanh hóa” danh mục tín dụng là mục tiêu chiến lược, các ngân hàng đang tích cực triển khai các gói vốn vay bền vững, bất chấp nhiều rủi ro, thách thức.
Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.
Đối với doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà đầu tư chấp nhận rằng có thể phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp phát triển bền vững, miền là doanh nghiệp có đủ tầm nhìn và quyết tâm.
Trước áp lực trả nợ vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán của các công ty bất động sản được kỳ vọng cải thiện nhờ thị trường hồi phục và pháp lý được tháo gỡ.
Nhằm hỗ trợ khách hàng vững bước trên hành trình tài chính, SeABank đã phát triển những giải pháp, sản phẩm đa dạng, phù hợp cho từng phân khúc.
Các tín hiệu của tăng trưởng kinh tế năm 2024 tiếp tục khả quan đang khiến nhiều người lao động lạc quan hơn về triển vọng việc làm và thu nhập năm 2025.
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.