Đối với doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà đầu tư chấp nhận rằng có thể phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp phát triển bền vững, miền là doanh nghiệp có đủ tầm nhìn và quyết tâm.
Tuần vừa qua, Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Australia thông báo được chính phủ nước này cấp thêm 4,3 triệu AUD (tương đương khoảng 2,8 triệu USD) để tăng cường giám sát những cam kết phát triển bền vững nhằm chống lại những tuyên bố có tính chất “tẩy xanh”.
Điều này diễn ra ngay sau một cuộc điều tra mang tính “thanh tẩy” nền kinh tế của Thượng viện Australia, được coi là tiền đề để cơ quan lập pháp nước này ban hành những chính sách mới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như nâng cao các tiêu chuẩn quảng cáo.
“Ở Australia, việc “tẩy xanh” đã trở thành mối quan tâm lớn và đang được điều chỉnh thông qua những động thái mang tính pháp lý”, bà Rebecca Mikula-Wright, Giám đốc điều hành của Sáng kiến Nhóm các nhà đầu tư châu Á về biến đổi Khí hậu (AIGCC), nhận định.
Theo bà Mikula-Wright, động thái chống lại những cam kết bền vững chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi không chỉ được triển khai tại Australia. Tại Hàn Quốc, một dự thảo luật về chống “tẩy xanh” đang được đệ trình, dự kiến sẽ được thông qua trong năm 2023.
Trước đó, tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là thị trường tài chính xanh lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc, các quy tắc mới cũng được ban hành vào cuối năm 2022 nhằm thắt chặt quản lý hoạt động của các quỹ tài chính khí hậu. Quy định này của Trung Quốc được dự báo có thể “ngắt mạch” một số lĩnh vực đã huy động được hàng chục tỷ USD tài chính xanh trong những năm vừa qua.
Báo cáo của AIGCC và tổ chức phi lợi nhuận ClientEarth cho biết, số vụ kiện tụng, tranh cháp liên quan đến “tẩy xanh” đã tăng từ 2 vụ vào năm 2016 lên 16 vụ vào năm 2021. Dự kiến, những tranh chấp liên quan đến vấn đề này sẽ còn tăng cao, trong bối cảnh quy mô nền kinh tế xanh đang tăng trưởng nóng, đạt 6,6 nghìn tỷ USD.
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng xu thế phát triển bền vững để đánh bóng tên tuổi và thu hút vốn đầu tư, thông qua những cam kết phù phiếm
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều này để đánh bóng tên tuổi và thu hút vốn đầu tư, thông qua những cam kết phù phiếm là sẽ tăng cường đầu tư cho ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0, hay cung cấp thông tin gây hiểu lầm về tác động môi trường của các dòng sản phẩm, vật liệu.
Bà Mikula-Wright nhận định, nếu không được kiểm soát, các hành vi “tẩy xanh” sẽ cản trở tiến trình phát triển bền vững, bóp nghẹt những nỗ lực trong cuộc chiến khí hậu, làm suy yếu nguồn vốn phân bổ cho những dự án xanh đúng nghĩa. Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện “tẩy xanh” cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề về uy tín.
Thực tế, các hành vi “tẩy xanh” của doanh nghiệp thường chỉ bị lên án bởi một số tổ chức phát triển, tổ chức phi chính phủ, chứ chưa hề có định nghĩa hay tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Hiển nhiên, khi chưa có tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, hầu như các doanh nghiệp “tẩy xanh” đều không dễ dàng chấp nhận những cáo buộc và sẽ tìm mọi cách để biện minh cho hành vi của mình.
Dự kiến, tháng 6 tới đây, Ủy ban Tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB) sẽ ban hành 2 bộ tiêu chuẩn công bố thông tin cơ bản toàn cầu về rủi ro khí hậu và các vấn đề về tính bền vững. Điều này được kỳ vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng cái nhìn đúng đắn hơn về cam kết bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bà Elaine Ng, Phó giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế và tài chính bền vững của Ủy ban Chứng khoán và hợp đồng tương lai (SFC) Hồng Kông, nhìn nhận, các bộ tiêu chuẩn là không đủ để điều chỉnh hành vi “tẩy xanh”, khi lĩnh vực tài chính luôn có sự thay đổi và đổi mới.
Đồng quan điểm, ông David Smith, Giám đốc đầu tư cấp cao của công ty quản lý tài sản Abrdn, cho biết, các nhà đầu tư cần phải nhìn xa hơn quy định và tiêu chuẩn vì việc “tẩy xanh” trên thực tế là rất khó lường. Để ngăn chặn hành vi tẩy xanh, nhà đầu tư có trách nhiệm giám sát, chất vấn, đề nghị các doanh nghiệp thực hiện giải trình một cách cụ thể các tuyên bố phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, vấn đề tài chính xanh đang được đặt ra như một cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Để nhận được vốn đầu tư xanh, truyền thông về hoạt động xanh hóa là điều cần thiết để cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn cơ bản về điều kiện, định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư quốc tế sẽ đánh giá cao những doanh nghiệp có nhận thức tốt về bản thân cũng như có kế hoạch hành động rõ ràng.
Ông Vũ Chí Công
Giám đốc ESG của VinaCapital
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp chưa có nhiều nguồn lực để triển khai nhiều hoạt động hướng tới phát triển bền vững, hành vi “tẩy xanh” vẫn là điều tối kị. Thay vào đó, doanh nghiệp cần trung thực, minh bạch về cả những điều đã làm được và chưa làm được, thẳng thắn thừa nhận vướng mắc, đồng thời đưa ra kế hoạch giải quyết vướng mắc trong tương lai.
Theo ông Vũ Chí Công, Giám đốc ESG của Quỹ đầu tư VinaCapital, các nhà đầu tư quốc tế sẽ đánh giá cao những doanh nghiệp có nhận thức tốt về bản thân cũng như có kế hoạch hành động rõ ràng. Thực tế, đối với doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà đầu tư chấp nhận rằng có thể phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp phát triển bền vững, miền là doanh nghiệp có đủ tầm nhìn và quyết tâm.
ESG dần trở thành một phần bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác. Nguồn vốn ESG được dự báo sẽ tăng đến gần 40 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Thực hành ESG một cách phù hợp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tạo ra lợi nhuận bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với những doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên tiến trên thế giới.
Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.
Mặc dù nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có kế hoạch và cam kết ESG, các doanh nghiệp vẫn cần thêm các chiến lược hành động cụ thể để tạo ra kết quả hữu hình, thay vì chỉ dừng lại ở “ý định tốt”, theo PwC.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.