Lý do Hòa Phát dự báo ngành thép sẽ rất 'thê thảm'
Hoạt động kinh doanh của ngành thép được dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề trong năm nay khi chịu áp lực giá bán giảm và chi phí đầu vào tăng cao.
Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đề xuất xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh riêng cho ngành thép làm cơ sở cho doanh nghiệp thép tham gia đóng góp vào thực hiện cam kết tại COP26.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), tính riêng trong năm 2021, ngành thép tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí thải carbon, chiếm khoảng 7 – 8% tổng lượng khí nhà kính phát sinh toàn cầu. Thực tế cùng với hóa chất và xi măng, ngành thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn nhất trên thế giới.
Ông Thái cho biết, dù có mức phát thải cao nhưng xét về lý thuyết, ngành thép có nhiều tiềm năng để giảm phát thải, thông qua áp dụng những công nghệ mới như sử dụng năng lượng hydro, lò nung điện tái tạo, công nghệ thu giữ carbon…
Từ tiềm năng đó, hòa chung với xu thế của ngành thép thế giới, ngành thép Việt Nam đã triển khai nhiều dự án, chương trình, phối hợp với các tổ chức phát triển và cơ quan quản lý Nhà nước để xác định phương hướng tăng trưởng xanh cho ngành thép. Trong bản tin ngành được VSA cập nhật hàng tháng cũng có chuyên mục riêng dành cho các thông tin liên quan đến “thép xanh”, bên cạnh những chuyên mục truyền thống như thị trường, hoạt động doanh nghiệp.
Theo vị Tổng thư ký VSA, hiện tại ngành thép đang có đầy đủ thông tin cập nhật những yêu cầu đối với tăng trưởng xanh và sản xuất sạch hơn, từ những quy định trong nước cho đến yêu cầu của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông Thái cũng nhấn mạnh, sự tồn tại và tăng trưởng của ngành thép trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu như hiện nay là “câu chuyện dài và chưa từng có tiền lệ”, đặc biệt khi Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng thị trường tín chỉ carbon.
Do đó, dù đã có nhiều bước chuẩn bị nhưng VSA nói chung và các doanh nghiệp thép Việt Nam nói riêng vẫn chưa có đầy đủ năng lực về cả nhận thức, kinh nghiệm lẫn nguồn lực công nghệ, tài chính.
Trước thực trạng trên, trao đổi tại tọa đàm “Định giá carbon: Nguồn lực định hình chiến lược khí hậu của Việt Nam” do Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE) tổ chức, đại diện ngành thép đề xuất, cần có một chiến lược tổng thể cho ngành thép hướng tới tăng trưởng xanh.
Cụ thể, ông Thái đề nghị Bộ Công thương có thể xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh riêng cho ngành thép của Việt Nam, trong đó có quy định rõ ràng những nội hàm, tiêu chí của “thép xanh”, tránh trường hợp doanh nghiệp thép tuyên bố “xanh” nhưng không có hoạt động chuyển đổi mang tính thực chất.
Xây dựng thêm lò cao chạy bằng than là ván cược tệ hại cho ngành thép
Một yếu tố khác cần được chiến lược “thép xanh” làm rõ là lộ trình chuyển đổi xanh cho ngành thép đóng góp vào cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.
“Để đạt được phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050, ngành thép phải được giao nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình đến khi nào thì được phát thải ở mức tối đa, sau đó giảm dần, có từng mốc rõ ràng”, Tổng thư ký VSA nói.
Đối với Bộ Khoa học và công nghẹ, ông Thái đề nghị sớm ban hành tiêu chuẩn về khí thải nhà kính cho ngành thép, có thể dựa trên cơ sở là tiêu chuẩn quốc tế ISO 14404. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cần được cụ thể hóa để phục vụ tiến trình cắt giảm khí thải ngành thép Việt Nam.
Về phía hiệp hội, đại diện VSA cho biết sẽ tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thành viên tích cực tham gia vào phản ánh thực trạng, phản biện chính sách. VSA sẽ là đầu mối phản ánh kịp thời kiến nghị của doanh nghiệp tới cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cập nhật kịp thời chính sách, quy định mới cho doanh nghiệp.
Ông Thái khuyến khích doanh nghiệp ngành thép Việt Nam thực hiện một giải pháp hiện nay đang được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng, đó là xây dựng cam kết đóng góp tự nguyện vào tiến trình giảm phát thải của Việt Nam cũng như toàn cầu.
Hoạt động kinh doanh của ngành thép được dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề trong năm nay khi chịu áp lực giá bán giảm và chi phí đầu vào tăng cao.
Điều này là do phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Đồng thời, phần lớn các nhà máy sản xuất có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.
Sau một năm 2021 rực rỡ, các doanh nghiệp thép đang phải đối mặt với những thách thức từ việc cân bằng cung - cầu và giá bán giảm.
Lợi nhuận quý 3/2021 của các doanh nghiệp ngành thép phân hóa rõ ràng theo mô hình chữ K. Trong khi các doanh nghiệp lớn đầu ngành vẫn tiếp tục gặt hái thành công, những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn bắt đầu đuối sức, thậm chí thua lỗ.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.