Lợi nhuận trái chiều của doanh nghiệp ngành thép

Trần Anh Thứ tư, 27/10/2021 - 11:40

Lợi nhuận quý 3/2021 của các doanh nghiệp ngành thép phân hóa rõ ràng theo mô hình chữ K. Trong khi các doanh nghiệp lớn đầu ngành vẫn tiếp tục gặt hái thành công, những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn bắt đầu đuối sức, thậm chí thua lỗ.

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 đạt 38.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 56% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên trong lịch sử đạt 10.350 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu hơn 105.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 27.100 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 60% và 200% so với cùng kỳ 2020. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng vượt 45% kế hoạch năm của Tập đoàn.

Trong 9 tháng vừa qua, Hòa Phát đạt sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn, tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ và sản phẩm ống thép là 498.000 tấn, giảm 12% so với 9 tháng 2020.

Tương tự Hòa Phát, một doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Hoa Sen cũng ước tính lợi nhuận ròng quý 4/2021 năm tài chính (bắt đầu từ 1/10/2019 đến 30/9/2021) tăng 110% lên 950 tỷ đồng. Nguyên nhân xuất phát từ sản lượng ghi nhận tăng 6,5% và giá bán trung bình đã leo dốc tới 72%.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên cũng ghi nhận doanh thu 909 tỷ đồng trong quý 3/2021, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh giúp công ty lãi ròng 101 tỷ, tăng gần 8 lần so với quý 3/2020. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu Công ty tăng 15% lên 3.284 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận ròng đột biến lên đến 408 tỷ đồng.

Lý giải kết quả trên, Thép Tiến Lên cho biết doanh thu tăng do giá cả thị trường thép tăng, ngược lại nhờ có nguồn dự trữ hàng hoá thấp khiến giá vốn giảm mạnh. Công ty cũng tiết kiệm tối đa một số chi phí, khiến lợi nhuận ròng thu về tăng mạnh.

Trong khi các doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục công bố lợi nhuận cao, các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ hơn cho thấy tình cảnh trái ngược.

Công ty Thép Việt Ý ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2021 đạt 1.381 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp hơn 65 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp hơn 47 tỷ đồng.

Cộng thêm các khoản chi phí Thép Việt Ý chịu lỗ ròng hơn 92 tỷ đồng. Khoản lỗ ròng lớn trong quý 3 khiến kết quả kinh doanh từ đầu năm đến nay của Thép Việt Ý đi lùi. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt 4.387 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 56% so với cùng kỳ nhưng lỗ ròng 18,6 tỷ đồng.

Thép Việt Ý cho biết nguyên nhân thua lỗ là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu ra của sản phẩm thép gần như đóng băng. Cả hai nhà máy luyện phôi và cán thép đều có những khoảng thời gian phải dừng hoạt động, phát sinh lỗ chi phí cố định.

Bên cạnh đó, do giá nguyên liệu tăng cao trong khi giá bán sản phẩm lại không tăng cũng khiến cho tình hình kinh doanh trở nên kém sắc. Theo đó công ty đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, làm phát sinh lỗ. Ngoài ra, công ty cũng không bán được hàng, số lượng hàng tồn kho tăng cao làm phát sinh các chi phí nắm giữ hàng hoá.

Trước Thép Việt Ý, Công ty Thép Thủ Đức - Vnsteel cũng doanh thu quý 3 chỉ đạt 402 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ, và lỗ 644 triệu đồng. Tuy vậy, nhờ kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm, lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp thép ghi nhận doanh thu tăng 6,2% đạt 1.658 tỷ đồng; lãi sau thuế 46,3 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, Công ty Thép Vicasa – VNSteel cũng có kết quả kinh doanh thụt lùi khi doanh thu quý 3 chỉ đạt 578 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái còn lợi nhuận chỉ đạt gần 2 tỷ đồng, giảm 50%. Lệnh phong tỏa kéo dài trong quý 3 làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 24%, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào tăng lên.

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, sau khi tăng lên đỉnh trong nửa đầu năm 2021, biên lợi nhuận ngành thép sẽ bắt đầu suy giảm, khi áp lực giá chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và giá bán trên toàn chuỗi cung ứng điều chỉnh vào năm 2022.

Theo VCSC, trong bối cảnh giá thép vọt tăng phi mã, ngoài lợi nhuận tuyệt đối cao hơn, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép niêm yết tại Việt Nam cũng gia tăng nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng của cả nguyên liệu đầu vào (quặng sắt và HRC) và giá thép thành phẩm thông qua tích lũy nguyên liệu đầu vào với giá thấp hơn. 

Tuy nhiên, việc giá thép hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2021 sẽ tạo ra sự đảo chiều trong biên lợi nhuận gộp, qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.

Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội

Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội

Doanh nghiệp -  3 năm
Dù suy giảm mạnh trong tháng 8 nhưng nếu tính từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát vẫn đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 16%.
Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội

Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội

Doanh nghiệp -  3 năm
Dù suy giảm mạnh trong tháng 8 nhưng nếu tính từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát vẫn đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 16%.
Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  6 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  6 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  10 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.