Tiêu điểm
Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.

Năm 2017, mức tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,81%, vượt mọi dự báo, cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54% vào mức tăng GDP của cả nước.
Đến cuối năm 2017, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 98,56 triệu tấn/năm, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 81 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2017. Tổng công suất thiết kế các nhà máy gạch ốp lát đạt 706,5 triệu m2/năm, tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 560 triệu m2/năm, tăng 15% so với năm 2016.
“Năm 2018, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước, ngành vật liệu xây dựng đã có những bước tiến vượt bậc cả về chất lẫn lượng”, TS. Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phát biểu trong hội thảo Vật liệu xây dựng xanh – Giải pháp và sản phẩm vừa diễn ra cuối tuần qua trong khuôn khổ triển lãm Vietbuild 2018.
Đầu tiên, năng lực sản xuất, quy mô thị trường hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) năm 2017 đã thay da đổi thịt so với năm 1987. Xi măng tăng 31 lần về công suất và 50 lần về sản lượng, đứng thứ 5 thế giới và hàng đầu khu vực châu Á. Xuất khẩu xi măng mỗi năm đạt 20 triệu tấn, thuộc hàng top của thế giới.
Gạch ốp lát tăng 706 lần về công suất và 560 lần về sản lượng, chỉ đứng thứ tư sau Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, nằm trong top 10 nước sản xuất gạch gốm ốp lát của thế giới.
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.
Thứ hai, trong những năm gần đây, ngành VLXD cũng đã chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tiệm cận các nước lớn trên thế giới, nhằm cải tiến chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trong lĩnh vực xi măng đã xoá bỏ hoàn toàn các dây chuyền sản xuất clanhke bằng công nghệ lò đứng và lò quay phương pháp ướt. 100% clanhke được sản xuất theo phương pháp khô, có hệ thống cyclone trao đổi nhiệt và hệ thống calciner phân giải. Đã và đang xoá bỏ các lò gạch thủ công và các công nghệ lạc hậu, trên 70% sản lượng gạch được sản xuất bằng lò tuynel trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng.
Các dây chuyền sản xuất chế biến đá ốp lát được đầu tư đồng bộ, hiện đại để có thể cưa các tấm đá kích cỡ lớn, nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm, có thêm hệ thống tự động mài và đánh bóng tự động.
Nhờ đổi mới công nghệ, sản phẩm VLXD được đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã, chất lượng được nâng cao rõ rệt. Ví dụ, trước đây, gạch gốm ốp lát chỉ có loại gạch lá nem, lá dừa và gạch men kích thước nhỏ cùng công nghệ trang trí đơn giản như in lưới, rulo; thì giờ đây, đã có vô số chủng loại từ ceramic, granit nhân tạo, coto kích thước lớn, với công nghệ in kỹ thuật số đa dạng về màu sắc và hoa văn.
Thứ ba, ngành VLXD Việt Nam cũng đang rất chú trọng tới việc phát triển và đưa vào sử dụng các sản phẩm VLXD xanh. Trong những năm gần đây, ngoài vật liệu truyền thống, nhiều công trình xây dựng ở Việt Nam còn dùng tấm nhôm compozit, vải địa kỹ thuật, vật liệu nhựa U-PVC, các loại sơn sinh thái, các vật liệu xây dựng không nung…
Năm 2010, Nhà nước và Quỹ môi trường toàn cầu để đề xuất những chương trình về việc sản xuất và sử dụng vật liệu không nung. Sau 7 năm, ngành VLXD đã góp phần tiết kiệm được khoảng 1.800ha đất, 3,6 triệu tấn than và giảm thải 13,7 triệu tấn khí nhà kính…
Cuối cùng, tiềm năng xuất khẩu của ngành VLXD Việt Nam rất lớn. Theo Tổng cục Hải quan, các sản phẩm VLXD của Việt Nam đã xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị kim ngạch trên 1.670 triệu USD trong năm 2017. Cụ thể: xi măng đạt 780 triệu USD, đá ốp lát 220 triệu USD, gạch gốm ốp lát 350 triệu USD…
“Mục tiêu của ngành VLXD Việt Nam là phải đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2020. Còn đến năm 2030, toàn ngành VLXD phải có nền công nghệ sản xuất tiên tiến, tự động hóa ở mức độ cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm khí thải CO2”, ông Sâm cho biết.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đó, ngành VLXD phải giải quyết được 3 vấn đề còn tồn tại ở thời điểm hiện tại.
Vẫn còn một số cơ sở sản xuất VLXD với công nghệ lạc hậu. Trong tiểu ngành xi măng, các cơ sở sử dụng dây chuyền quy mô nhỏ, trình độ tự động hóa chưa cao chiếm 33% tổng số các dây chuyền và chỉ mang lại 11% tổng công suất thiết kế so với toàn tiểu ngành.
Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. VLXD là một trong những ngành tốn nhiều tài nguyên, năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Mặc dù Nhà nước đã có các quy định cụ thể nhằm giảm thiểu những yếu tố trên, song việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập. Việc sử dụng than vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất VLXD. Chế độ giám sát môi trường, trang bị và nối mạng về các Trung tâm kiểm soát môi trường của địa phương chưa thực hiện tốt.
Mặc dù việc dùng các sản phẩm VLXD xanh vào công trình kiến trúc đang là xu thế chung của thế giới, nhưng nhiều nhà sản xuất VLXD và chủ đầu tư bất động sản ở Việt Nam vẫn không mấy mặn mà với xu hướng này.
Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng chính
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
Giá vàng hôm nay 15/7: Áp lực chốt lời
Giá vàng hôm nay 15/7 giảm 400 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Trong khi đó, thị trường quốc tế cũng gặp áp lực chốt lời ngắn hạn.
Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa
Vietnam Tax Summit 2025 khẳng định thuế không còn là nghĩa vụ hành chính mà đang trở thành đòn bẩy chiến lược trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.
VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH Lotte C&F Việt Nam (Lotte C&F) đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - Lotte Flex.
VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao
VinFast vừa công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với BatX Energies - công ty công nghệ sạch hàng đầu của Ấn Độ với chuyên môn tái chế pin, thu hồi kim loại quý hiếm, và tái sử dụng pin cuối vòng đời.
VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá
Công ty TNHH Thẩm định giá VNG với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, luôn được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá.
Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'
Quỹ Vì tương lai xanh ngày 11/7 chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai chiến dịch “Mùa hè xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến gần 3 tỷ đồng, hướng đến thực hiện hàng loạt công trình xanh và lan tỏa lối sống xanh, bền vững đến nhiều vùng miền trên cả nước.
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.