Bất động sản
Nghịch lý thị trường bất động sản nội đô
Giá đất trung bình tại khu vực nội thành Hà Nội thực tế cao gấp 2 đến 3 lần so với mức giá cao nhất mà TP. Hà Nội điều chỉnh trong bảng giá đất nhưng vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm, được được các nhà đầu tư săn tìm. Vì sao lại có nghịch lý này?

Đất nội đô: “Tấc đất, tấc vàng”
Từ thời điểm phục hồi năm 2014, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, giá đất nội đô ngày càng gia tăng chóng mặt. Dẫn đầu về hệ số giá đất cao tại khu vực trung tâm có thể kể đến quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Cuối năm 2019, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất điều chỉnh tăng 30% giá đất, nhằm xây dựng bảng giá bám sát thực tiễn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch với thị trường. Theo đó, giá đất dự kiến cao nhất tại khu vực nội thành là hơn 200 triệu đồng/m2, áp dụng cho một số địa bàn tại quận Hoàn Kiếm.
Dù vậy, bảng giá đất mà UBND TP. Hà Nội dự kiến áp dụng vẫn thấp hơn nhiều so với thực tế giao dịch trên thị trường.
Thống kê của Công ty Gachvang (công ty chuyên nghiên cứu về mặt bằng giá đất) cho thấy, giá đất trung bình tại nội thành cao gấp 2, 3 lần so với mức đề xuất bởi không chỉ riêng Hà Nội mà hầu hết các dự án tại khu vực trung tâm thường là những dự án cao cấp, đắt giá.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, từ năm 2020, quỹ đất tại các quận nội thành cạn kiệt, Chính phủ tăng khung giá đất, đồng thời chi phí đầu vào cho xây dựng tăng cao sẽ khiến giá đất tăng “phi mã”, nhất là trong bối cảnh “đất chật, người đông”.
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung
Thực tế cho thấy, mặc dù giá căn hộ tại khu vực nội thành luôn ở mức cao nhưng tỷ lệ thanh khoản lại rất nhanh chóng. Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu bất động sản như Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Savills,… nhấn mạnh, những dự án trong khu vực lõi nội thành luôn nhanh chóng hết hàng ngay từ thời điểm mở bán.
Lý giải “sức nóng” của những dự án trên, các chuyên gia cho rằng, quỹ đất hạn hẹp cộng với siết chặt quy định về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng đã khiến nguồn cung bất động sản tại khu vực trung tâm ngày càng hạn chế, trong tương lai, con số dự án sẽ trở nên “nhỏ giọt” và dẫn tới “cạn kiệt”.
Điều này lý giải tình trạng nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường nhà ở trung tâm luôn lệch pha. Dù hiện tại, Hà Nội đã có quy hoạch mở rộng về ngoại ô nhưng tâm lý của người dân vẫn chuộng nhà ở tại trung tâm bởi giao thông thuận lợi cũng như dễ dàng kết nối với các tiện ích như trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện.
Cũng theo ông Đính, khi quỹ đất nội đô eo hẹp, nguồn cung khan hiếm, nhu cầu ở gia tăng, mức giá những dự án tại nội đô có thể tăng trên 10% trong năm 2020. Nếu tình trạng nguồn cung còn tiếp tục khan hiếm như thời điểm hiện nay, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ thiếu cung trầm trọng trong năm 2021. Hà Nội sẽ sớm hết hàng trước TP. HCM, ông Đính nhấn mạnh.
Dự báo từ thị trường cho thấy, quỹ đất Hà Nội sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các dự án chỉ trong giai đoạn ngắn hạn. Đơn cử như vị trí vàng 90 Đường Láng do TNR Holdings Vietnam (thành viên Tập đoàn TNG Holdings Vietnam với 25 năm xây dựng và phát triển) triển khai đã và đang thu hút được lượng quan tâm rất lớn trên thị trường.
Dù chưa có thông tin chính thức về thời điểm ra mắt dự án nhưng các nhà đầu tư đã săn tìm từ sớm. Đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án đang gấp rút triển khai để ra mắt thị trường trong thời gian tới.
Còn theo giới chuyên gia, dự án sẽ tạo nên cơn sốt tại khu vực quận Đống Đa do hội tụ nhiều ưu điểm như vị trí trung tâm, diện tích căn hộ linh động và tiện ích đồng bộ.
Chuyên gia khuyên người mua nên đổ tiền vào bất động sản đô thị
Giữ tiền mặt hay xuống tiền mua bất động sản?
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã không còn mặn mà khi ôm chứng khoán hay tích lũy vàng mà có xu hướng lựa chọn các kênh đầu tư an toàn.
Ba yếu tố khiến bất động sản toàn cầu tăng giá bất chấp đại dịch
Theo The Economist, “Chính sách tiền tệ”, “các biện pháp tài khóa” và “mong muốn có một nơi ở tốt hơn” là 3 yếu tố khiến giá nhà đất trên thế giới không những không có dấu hiệu giảm mà còn “leo thang” bất chấp đại dịch Covid-19.
Ba yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ quản lý bất động sản
Sự chuyên nghiệp, bề dày kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại và thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với tình hình mới là ba yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng dịch vụ quản lý bất động sản.
Ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp bất động sản vượt bão Covid-19
Để vượt qua khó khăn do Covid-19, nhiều chủ đầu tư lớn đã xem xét tới việc rà soát các dự án bất động sản, tích hợp công nghệ 4.0 nhằm tạo lợi thế canh tranh khác biệt.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt
Tân Hoàng Minh đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận để doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch chi tiết và triển khai dự án khu đô thị thông minh tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.