Lãi suất huy động tăng mạnh
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Việc mua bơ để làm bữa sáng điển hình kiểu Pháp đã trở thành một thách thức ở khắp đất nước hoa lệ này.
Nhu cầu toàn cầu cao và nguồn cung giảm sút đã đẩy giá bơ lên cao, cùng với việc các siêu thị ở Pháp không muốn trả nhiều hơn nữa cho các sản phẩm bơ sữa, các nhà sản xuất đang tìm cách xuất khẩu các mặt hàng này qua biên giới. Điều này đã khiến cho người Pháp, những người tiêu dùng bơ lớn nhất trên thế giới, thiếu đi một nguyên liệu quan trọng.
"Đây là vấn đề đậm chất Pháp và liên quan đến thực tế là đang xảy ra một cuộc chiến giá cả giữa các nhà bán lẻ Pháp", ông Thierry Roquefeuil, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất sữa FNPL, cho biết. "Các nhà bán lẻ Pháp từ chối tăng giá, thậm chí chỉ vài cent, đối với mặt hàng bơ. Các nhà sản xuất sữa theo đó, nhận thấy nhu cầu bên ngoài cũng cao và giá lại cao hơn nên họ ồ ạt xuất ra nước ngoài".
Theo đánh giá của Agritel, một công ty tư vấn nông nghiệp tại Paris, giá bơ toàn cầu đã tăng gấp ba lần lên 7.000 euro (8.144USD)/tấn từ mức 2.500 euro vào năm 2016. Tại châu Âu, giá đã đạt mức đỉnh điểm vào khoảng 6,500 euro trong tháng 9, mức cao nhất kể từ khi Ủy ban châu Âu bắt đầu thu thập số liệu đối với sản phẩm này vào năm 2000.
Trong khi Liên đoàn các nhà bán lẻ thực phẩm Pháp xem tình trạng thiếu hụt bơ là một vấn đề tạm thời liên quan đến một số người tích trữ bơ, tuy nhiên, vấn đề sau đó đã được đặt ra trên bàn nghị sự của nghị viện Pháp vào tuần trước. Theo các nhà lập pháp, Bộ trưởng Nông nghiệp Stephane Travert cho biết ông hy vọng các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất sữa sẽ sớm tìm được tiếng nói chung.
"Tôi muốn trấn an tất cả những người tiêu dùng rằng bơ sẽ sớm có mặt trở lại trên các kệ hàng và người tiêu dùng sẽ không bị tước đi thứ hàng hóa được coi là niềm tự hào của ngành sản xuất sữa của Pháp", ông Travert nói.
Một báo cáo công bố của công ty tư vấn Nielsen hôm thứ Bảy (28/10) cho thấy 30% nhu cầu bơ ở các siêu thị Pháp đã không được đáp ứng từ 16-22/10. Tỷ lệ này đã lên tới 46% ở một số cửa hàng, chủ yếu do sự tích trữ, nói.
Vấn đề có thể bắt nguồn từ việc chấm dứt hạn ngạch sản xuất sữa vào tháng 4 năm 2015 dẫn đến sự dư thừa sản phẩm bơ sữa vào hồi đầu năm ngoái ở châu Âu, kéo theo sự sụt giảm mạnh về giá. Điều này đã khiến sản xuất bị cắt giảm vào mùa xuân năm nay.
Pierre Begoc, một nhà phân tích của Agritel, cho biết sự cắt giảm này diễn ra trùng với việc các nhà xuất khẩu các sản phẩm sữa toàn cầu khác đang hạn chế sản lượng của họ: Mỹ ngừng bán ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu cao trong nước, trong khi New Zealand, nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, ghi nhận mức sản lượng thấp hơn do hạn hán.
Ông Xavier Hollandtsni, giảng viên Trường Kinh doanh Kedge và là chuyên gia về vấn đề nông nghiệp, cho biết tình trạng thiếu bơ trong các siêu thị của Pháp là hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng sữa năm 2016.
Trong khi đó, nhu cầu về bơ vẫn rất lớn. Theo ông Begoc, bơ và pho mát vẫn là các sản phẩm từ sữa có nhu cầu cao nhất, đặc biệt là ở châu Á.
Các nhà bán lẻ Pháp không thích ứng với thực tế thị trường mới và vẫn giữ mức trần về giá, ông Roquefeuil cho biết. "Đối với các công ty sữa của Pháp, họ có thể dễ dàng xuất khẩu sang các nước như Đức, nơi các nhà bán lẻ sẵn sàng trả giá cao hơn", ông nói.
"Lượng tiêu thụ bơ đang tăng mạnh. Nhu cầu về loại sản phẩm này rất cao và ngành công nghiệp phải thích ứng với các xu hướng tiêu dùng mới", ông Begoc nhận định.
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.