Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Việc mua bơ để làm bữa sáng điển hình kiểu Pháp đã trở thành một thách thức ở khắp đất nước hoa lệ này.
Nhu cầu toàn cầu cao và nguồn cung giảm sút đã đẩy giá bơ lên cao, cùng với việc các siêu thị ở Pháp không muốn trả nhiều hơn nữa cho các sản phẩm bơ sữa, các nhà sản xuất đang tìm cách xuất khẩu các mặt hàng này qua biên giới. Điều này đã khiến cho người Pháp, những người tiêu dùng bơ lớn nhất trên thế giới, thiếu đi một nguyên liệu quan trọng.
"Đây là vấn đề đậm chất Pháp và liên quan đến thực tế là đang xảy ra một cuộc chiến giá cả giữa các nhà bán lẻ Pháp", ông Thierry Roquefeuil, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất sữa FNPL, cho biết. "Các nhà bán lẻ Pháp từ chối tăng giá, thậm chí chỉ vài cent, đối với mặt hàng bơ. Các nhà sản xuất sữa theo đó, nhận thấy nhu cầu bên ngoài cũng cao và giá lại cao hơn nên họ ồ ạt xuất ra nước ngoài".
Theo đánh giá của Agritel, một công ty tư vấn nông nghiệp tại Paris, giá bơ toàn cầu đã tăng gấp ba lần lên 7.000 euro (8.144USD)/tấn từ mức 2.500 euro vào năm 2016. Tại châu Âu, giá đã đạt mức đỉnh điểm vào khoảng 6,500 euro trong tháng 9, mức cao nhất kể từ khi Ủy ban châu Âu bắt đầu thu thập số liệu đối với sản phẩm này vào năm 2000.
Trong khi Liên đoàn các nhà bán lẻ thực phẩm Pháp xem tình trạng thiếu hụt bơ là một vấn đề tạm thời liên quan đến một số người tích trữ bơ, tuy nhiên, vấn đề sau đó đã được đặt ra trên bàn nghị sự của nghị viện Pháp vào tuần trước. Theo các nhà lập pháp, Bộ trưởng Nông nghiệp Stephane Travert cho biết ông hy vọng các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất sữa sẽ sớm tìm được tiếng nói chung.
"Tôi muốn trấn an tất cả những người tiêu dùng rằng bơ sẽ sớm có mặt trở lại trên các kệ hàng và người tiêu dùng sẽ không bị tước đi thứ hàng hóa được coi là niềm tự hào của ngành sản xuất sữa của Pháp", ông Travert nói.
Một báo cáo công bố của công ty tư vấn Nielsen hôm thứ Bảy (28/10) cho thấy 30% nhu cầu bơ ở các siêu thị Pháp đã không được đáp ứng từ 16-22/10. Tỷ lệ này đã lên tới 46% ở một số cửa hàng, chủ yếu do sự tích trữ, nói.
Vấn đề có thể bắt nguồn từ việc chấm dứt hạn ngạch sản xuất sữa vào tháng 4 năm 2015 dẫn đến sự dư thừa sản phẩm bơ sữa vào hồi đầu năm ngoái ở châu Âu, kéo theo sự sụt giảm mạnh về giá. Điều này đã khiến sản xuất bị cắt giảm vào mùa xuân năm nay.
Pierre Begoc, một nhà phân tích của Agritel, cho biết sự cắt giảm này diễn ra trùng với việc các nhà xuất khẩu các sản phẩm sữa toàn cầu khác đang hạn chế sản lượng của họ: Mỹ ngừng bán ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu cao trong nước, trong khi New Zealand, nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, ghi nhận mức sản lượng thấp hơn do hạn hán.
Ông Xavier Hollandtsni, giảng viên Trường Kinh doanh Kedge và là chuyên gia về vấn đề nông nghiệp, cho biết tình trạng thiếu bơ trong các siêu thị của Pháp là hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng sữa năm 2016.
Trong khi đó, nhu cầu về bơ vẫn rất lớn. Theo ông Begoc, bơ và pho mát vẫn là các sản phẩm từ sữa có nhu cầu cao nhất, đặc biệt là ở châu Á.
Các nhà bán lẻ Pháp không thích ứng với thực tế thị trường mới và vẫn giữ mức trần về giá, ông Roquefeuil cho biết. "Đối với các công ty sữa của Pháp, họ có thể dễ dàng xuất khẩu sang các nước như Đức, nơi các nhà bán lẻ sẵn sàng trả giá cao hơn", ông nói.
"Lượng tiêu thụ bơ đang tăng mạnh. Nhu cầu về loại sản phẩm này rất cao và ngành công nghiệp phải thích ứng với các xu hướng tiêu dùng mới", ông Begoc nhận định.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.