Tiêu điểm
Nguy cơ suy thoái kinh tế đang rình rập
Lãi suất cao đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng ngừng hoạt động, phá sản. Khủng hoảng và suy thoái kinh tế sẽ xuất hiện nếu không có giải pháp khai thông dòng vốn kịp thời.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hệ thống ngân hàng hiện đang trong trạng thái khá rủi ro khi sắp tới, một lượng lớn trái phiếu bất động sản không trả được nợ. Theo ông Hiếu, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ngành ngân hàng rất có thể sẽ từ 11,69% về dưới 10%.
Trả lời câu hỏi đâu là yếu tố rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới tình hình tài chính ngân hàng Việt Nam, vị chuyên gia này chỉ ra rằng, trước hết, các ngân hàng đang đối mặt với vấn đề lớn về thanh khoản. Một vài ngân hàng đang hoàn toàn trông cậy vào sự trợ giúp của Ngân hàng Nhà nước để bảo toàn thanh khoản, bao gồm cả khả năng trả tiền gửi khách hàng, trả nợ.
Sự thiếu hụt thanh khoản đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là nợ xấu làm dòng tiền cho vay không trở lại, buộc ngân hàng phải huy động vốn mới với lãi suất cao để bù đắp thanh khoản. Hai là các khoản đầu tư nhiểu rủi ro, trong đó có việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, thời gian vừa qua, nhiều nhà phát hành trái phiếu đã phải hoãn nợ, không trả được nợ.
Cũng vì thiếu thanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng phải duy trì lãi suất cao để huy động tiền gửi. Lãi suất huy động cao đẩy lãi suất cho vay cao làm tê liệt nền kinh tế và đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng ngừng hoạt động, thậm chí phá sản.
"Cứ như thế, vòng xoáy doanh nghiệp gặp khó khăn đưa đến nợ xấu và chậm trả nợ. Nợ xấu và hoãn nợ dẫn đến tăng lãi suất để huy động vốn mới để trả vốn cũ và từ đó đẩy lãi suất lên cao. Điều này chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị đánh bật khỏi thị trường. Cuối cùng, khủng hoảng và suy thoái sẽ xuất hiện", ông Hiếu nhận định.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) cho rằng, cần tăng tốc khơi thông dòng vốn.
Nền kinh tế và các doanh nghiệp đang trong tình huống rất khó khăn. Trong 2 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế tương đối chậm, đặc biệt chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ.
Mặc dù năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14 - 15%, nhưng trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 0,77% bằng 1/3 mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Nếu không kịp thời có các giải pháp đồng bộ thì rất khó có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
Cần sớm khai thông nguồn vốn tín dụng
Theo ông Khang, điều đầu tiên cần làm để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế hiện nay là hạ lãi suất. Với lãi suất 14-15%, rất khó để các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Do đó, cần hạ mức lãi suất, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt 14-15%. Nếu không đạt mức này rất khó để đạt mục tiêu GDP 6,5%, ông Khang nhận định.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: 'Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chuẩn mực hơn nhờ CPTPP'
Để khai thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng, ông Hiếu cũng cho rằng, thứ nhất cần có "cơ thể" để ngành ngân hàng minh bạch các con số, thông tin về nợ xấu. "Hiện nay, nợ xấu không biến mất mà chỉ bị che dấu dưới một vài con số đẹp".
Thứ hai, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã xây dựng sàn giao dịch nợ xấu. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết không thực sự hiệu quả, chính vì vậy, việc cần làm là có cơ chế để sàn này hoạt động thực chất. Thứ ba, Nghị định 42 sắp hết hạn cần được gia hạn hoặc luật hoá. Cuối cùng là cơ quan thanh tra, quản lý cần tập trung thanh tra vào bất động sản, chứng khoán đảm bảo tính minh bạch và hoạt động lành mạnh cho thị trường.
Đối với việc giảm lãi suất, ông Hiếu cho rằng, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều tín hiệu giảm lãi suất điều hành, tuy nhiên, hình như thị trường vẫn có sự nghi ngại về chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bởi Ngân hàng Trung ương thế giới vẫn tăng lãi suất trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại giảm.
"Giảm lãi suất lúc này có thể là tín hiệu quá sớm. Nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, VND không tăng sẽ làm tỷ giá tăng, bất ổn ngoại hối, dòng tiền chảy khỏi Việt Nam để đi vào nơi có lợi nhuận cao hơn.
Quan trọng hơn, việc cần làm hiện nay là cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng. Với các ngân hàng hiện tại, chất lượng tài sản là vấn đề lớn. Nợ xấu là ách tắc trong tín dụng ngân hàng, nhiều vốn huy động mới được dùng vào việc trả nợ cũ, không phải để cho vay mới khiến tăng trưởng tín dụng rất thấp trong các tháng đầu năm 2023", ông Hiếu nhấn mạnh.
Trước câu hỏi lãi suất ngân hàng có giảm được như đề ra hay không, ông Trịnh Quốc Hùng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, về phía Ngân hàng Nhà nước đã có động thái giảm lãi suất, yêu cầu các chi nhánh thiết lập đường dây nóng để tiếp cận, hỗ trợ khách hàng vay vốn; đồng thời tích cực chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, chỉ đạo công tác thanh tra xử lý vi phạm.
Theo ông Hùng, khả năng giảm lãi suất là khả thi. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp phê duyệt phương án cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc. Về chất lượng nợ của hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu năm 2022 là 2%. Vấn đề thanh khoản của thị trường hiện nay khá tốt, đây là một trong nhưng lý do khiên Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành.
Tình hình lạm phát trên thế giới trong năm 2022 lên rất cao nhưng gần đây đã chững lại, có dấu hiệu tạo đỉnh. Đây chính là cơ sở hạ lãi suất điều hành, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn và có điều kiện để sản xuất kinh doanh.
Về khơi thông nguồn vốn, theo đánh giá của ông Hùng, tăng trưởng tín dụng đến 17/3 khoảng 1%, nếu so với năm 2022 thì thấp hơn nhưng không chênh nhiều với các năm trước, bởi một số nguyên nhân khác quan là quý I rơi vòa dịp Tết nên sau thời gian nghỉ quay lại sản xuất kinh doanh chậm, nhu cầu vốn thấp.
Bên cạnh đó, tình hình trên thế giới làm phát cao nên đơn hàng đặt giảm, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, giảm nhu cầu vay vốn, hai là do tác động COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Một yếu tố ảnh hưởng nữa là đầu tư công chậm. Từ nay đến cuối năm, nếu các giải pháp khơi thông dòng vốn được thực hiện hiệu quả, tăng trưởng tin dụng sẽ tích cực trở lại.
Doanh nghiệp bất động sản vẫn ngóng 'cởi trói' về nguồn vốn
Những chính sách mới sẽ đẩy nhanh tiến trình đảo chiều của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản có thể phục hồi sớm nhờ những yếu tố tích cực từ chính sách điều hành của Chính phủ.
Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước những thách thức rất lớn do sự phục hồi chậm của ngành du lịch, nguồn cung quá lớn và thiếu các dòng sản phẩm phù hợp.
Làn sóng vỡ nợ bất động sản tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
Diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc là bài học đắt giá để Việt Nam đưa ra các biện pháp kịp thời, tránh sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường bất động sản.
Bất động sản sẽ gặp khó trong bao lâu?
Từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả giai đoạn hiện nay.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.