Nhà đầu tư chứng khoán phản ứng tiêu cực với dịch Covid-19

Trần Anh Thứ hai, 23/03/2020 - 19:22

Bất chấp việc thị trường giảm điểm là điều đã được dự báo từ trước, mức suy giảm trong phiên đầu tuần tỏ ra rất tiêu cực. Hôm nay VNIndex giảm 43,14 điểm, tương đương 6,08% xuống 666,59 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên đầu tuần ngày 23/3 tiếp tục diễn biến những tuần gần đây khi áp lực bán cực mạnh khiến hầu hết cổ phiếu giảm sàn.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tiếp tục là nguyên nhân chính khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VNIndex mau chóng mất hơn 30 điểm chỉ sau ít phút mở cửa.

Có thời điểm VNIndex mất xấp xỉ 6,5%, thiết lập kỷ lục mới về mức giảm của chỉ số. Hàng loạt các mã cổ phiếu Bluechips như BVH, FPT, GAS, HPG, VIC, VNM, HVN, SAB, MWG, VHM…hay các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB…đều giảm sàn "trắng bên mua".

Các nhóm cổ phiếu như dệt may, thủy sản, thép, cao su, khu công nghiệp, cảng biển... cũng nằm sàn la liệt.

Thị trường ảm đạm trong cả 2 phiên sáng và chiều. Dù đến cuối phiên, VNIndex đã có sự hồi phục nhẹ đến từ một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn như NVL, MSN. Tuy nhiên, nỗ lực đó chưa đủ để ngăn chặn đà bán trên thị trường. Kết thúc giao dịch ngày 23/3, VNIndex giảm 43,14 điểm, tương đương 6,08% xuống 666,59 điểm; HNXIndex giảm 5,44% xuống 96,26 điểm và UPCom Index giảm 4,55% xuống 47,58 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao. Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX đạt 353 triệu cổ phiếu, trị giá 5.600 tỷ đồng.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay với giá trị bán ròng hơn 400 tỷ đồng. Khối ngoại đã bán ròng 30 phiên liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Bất chấp việc thị trường giảm điểm là điều đã được dự báo từ trước, mức suy giảm trong phiên đầu tuần tỏ ra rất tiêu cực. Những thông tin dịch Covid-19 tại Mỹ và châu Âu đang mất kiểm soát khiến tâm lý bi quan của nhà đầu tư lên cao.

Tại châu Á, trừ thị trường Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi, các thị trường khác ở châu Á tiếp tục nới rộng đà giảm chiều nay. Ấn Độ và Singapore là hai thị trường tiêu cực nhất.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ mở cửa phiên giảm hơn 7% và nới rộng lên gần 12% ngay sau đó. Chỉ số Straits Times Index của Singapore cũng giảm hơn 7%.

Tại Trung Quốc, các chỉ số thành phần hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến giảm thêm lên mức trung bình 3-4%. Chỉ số Kospi và Kosdaq của Hàn Quốc mất trên 5%, Hang Seng của Hong Kong sụt

Tại Australia, đà giảm được thu hẹp nhưng vẫn giữ trạng thái tiêu cực. Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 5,7% trong khi các chỉ số thành phần khác giảm gần 6%.

Gần như tất cả các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm về mức sàn. Trên thị trường phái sinh, Tất cả hợp đồng tương lai VN30 đều giảm sàn bởi áp lực bán quá lớn. Hợp đồng đáo hạn tháng 4 hiện còn 625,1 điểm. Các hợp đồng còn lại giao dịch quanh vùng giá 620-622 điểm.

Dù thị trường đã thủng rất sâu so với vùng hỗ trợ 700 điểm nhưng dấu hiệu tạo đáy vẫn chưa xuất hiện. Nhà đầu tư vẫn chưa chứng kiến dòng tiền giải cứu thị trường. Trước tình hình này, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư nên giảm bớt giao dịch, tăng tỷ trọng tiền mặt và đặc biệt hạn chế sử dụng margin ở thời điểm này để hạn chế rủi ro ngắn hạn.

Trong khi hầu hết các tài sản đều mất giá, bao gồm cả vàng, thì đồng đô la Mỹ lại vọt tăng mạnh. Đúng với nhận định ‘nếu tiền mặt là vua, thì đồng đô la là vua của toàn thế giới’, khi tất cả các tài sản đều giảm giá, nắm giữ đồng đô la trở thành lựa chọn được giới đầu tư ưa thích nhất.

Tại Việt Nam, tới chiều 23/3, giá USD tại các ngân hàng và trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh. Giá bán ra USD tại các ngân hàng đã lên 23.700 đồng, tăng hơn 2% so với thời điểm đầu năm.

Chứng khoán giảm mạnh và sự lên ngôi của đô la Mỹ

Chứng khoán giảm mạnh và sự lên ngôi của đô la Mỹ

Tài chính -  4 năm
Đúng với nhận định ‘nếu tiền mặt là vua, thì đồng đô la là vua của toàn thế giới’, khi tất cả các tài sản đều giảm giá, nắm giữ đồng đô la trở thành lựa chọn được giới đầu tư ưa thích nhất.
Chứng khoán giảm mạnh và sự lên ngôi của đô la Mỹ

Chứng khoán giảm mạnh và sự lên ngôi của đô la Mỹ

Tài chính -  4 năm
Đúng với nhận định ‘nếu tiền mặt là vua, thì đồng đô la là vua của toàn thế giới’, khi tất cả các tài sản đều giảm giá, nắm giữ đồng đô la trở thành lựa chọn được giới đầu tư ưa thích nhất.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.