Tiêu điểm
Nhà mạng lấn sân nhà thông minh
Nhà thông minh không phải là một bài toán mới, nhưng để phát triển cho tương xứng với tiềm năng thì cần một hướng đi mới, một cách giải mới hơn từ các nhà mạng như Viettel, VNPT hay Mobifone.
Năm 2021, doanh thu của Tập đoàn Viettel đạt 274 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 3,3%, lợi nhuận đạt 40,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,0% so với cùng kỳ.
Bỏ qua các yếu tố về dịch bệnh, sự tăng trưởng chậm lại cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của Viettel là minh chứng cho thấy ngành viễn thông tại Việt Nam đang rơi vào trạng thái bão hòa, khi doanh thu từ di động và dữ liệu không còn bùng nổ như giai đoạn trước.
Điều này đòi hỏi các nhà mạng như Viettel, VNPT hay Mobifone phải khai phá những mảng kinh doanh mới giàu tiềm năng, như là smarthome (nhà thông minh)
Theo ghi nhận, doanh thu thị trường smarthome Việt Nam trong năm ngoái đạt 179 triệu USD. Dự báo thị trường này sẽ đạt 240 triệu USD vào năm nay, 407 triệu USD vào năm 2025, và dự kiến đạt 454 triệu USD vào 2026.
Thiết bị gia dụng thông minh hiện đang là phân khúc chiếm tỉ trọng cao trong ngành khi chiếm hơn 50% thị phần. Gần 50% thị phần còn lại được chia cho các phân khúc An ninh, Điều khiển - kết nối, Giải trí tại gia, Quản lý năng lượng và Tiện nghi - chiếu sáng.
Theo Statista, Việt Nam có khoảng 11,9% hộ gia đình sử dụng smarthome. Doanh thu trung bình trên mỗi ngôi nhà thông minh được lắp đặt là khoảng khoảng 2 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi ngôi nhà sẽ có ít nhất 1-3 thiết bị nhà thông minh.

Lạc quan hơn, GlobalIndex dự kiến, Việt Nam là top 10 thị trường smarthome nổi bật. Đặc biệt, smarthome đang "hiện diện" nhiều hơn ở các gia đình phổ thông thay vì chỉ dành riêng cho các gia đình khá giả như trước.
Mặc dù là quốc gia đi sau thế giới, nhưng người Việt đã tạo ra nhiều sản phẩm nhà thông minh mang thương hiệu BKAV, Lumi, Javis,… và các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT hay Mobifone sẽ là những tên tuổi tiếp theo.
Từ quý 3 năm ngoái, Viettel Construction sẽ đưa ra thị trường sản phẩm smarthome do Viettel nghiên cứu phát triển.
Giải pháp nhà thông minh của Viettel bao gồm: trợ lý ảo tiếng Việt; kiểm soát an ninh 24/7 (hỗ trợ cảnh báo và điều khiển từ xa); tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; tích hợp hệ thống điều khiển đa chức năng: hệ thống điều hòa, bình nóng lạnh, giải trí thông minh, chiếu sáng, rèm cửa và cổng tự động,…
Tương tự, VNPT có nền tảng kết nối nhà thông minh ONE Home, là nền tảng với các thiết bị mạng (ONT/AP/ Mesh AP) làm trung tâm kết nối của ngôi nhà, có khả năng kết nối thông minh và đa dạng chủng loại.
Giải pháp này có thể kết nối mọi thiết bị, từ các loại cảm biến (phát hiện khói, khí gas, chuyển động…), hệ thống chiếu sáng đến các thiết bị thông minh, trợ lý ảo cùng nhiều thiết bị khác; điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động, ra lệnh bằng giọng nói…

Về phía MobiFone, nhà mạng này có nền tảng IoT Platform tự phát triển để tích hợp các thiết bị cảm biến cho nhà thông minh trên cùng một ứng dụng, đáp ứng nhu cầu như an ninh, quản lý năng lượng, tiện ích và giải trí, đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình có thể tự động hóa trong ngôi nhà của mình.
Một điểm nhấn mà nền tảng smarthome của MobiFone là nhà mạng này đã tích hợp AI để nó có thể học các thói quen và hành vi, sau đó tự động hóa các tính năng và thiết bị cho phù hợp đem lại trải nghiệm thú vị, tiện nghi.
Theo ghi nhận số liệu từ kết quả tìm kiếm hàng tháng trên Google, thay vì tìm kiếm "smarthome" hay "nhà thông minh", người dùng có xu hướng tìm kiếm những thiết bị thông minh riêng lẻ, như: đèn thông minh, khoá cửa thông minh, rèm thông minh,…
Điều này một phần phản ánh về độ thâm nhập của các sản phẩm riêng lẻ có phần trội hơn so với một hệ thống toàn diện về nhà thông minh.
Nhìn chung, nhà thông minh không phải là một bài toán mới, nhưng để phát triển cho tương xứng với tiềm năng thì cần một hướng đi mới, một cách giải mới hơn.
Các giải pháp nhà thông minh hiện có trên thị trường, thường là những hệ sinh thái riêng lẻ, phù hợp với những tập khách hàng nhất định và tiềm ẩn nhiều rủi ro với các sản phẩm ngoại nhập kết nối với máy chủ ở nước ngoài.
Với thế mạnh về nền tảng kết nối viễn thông cho các hộ gia đình, Viettel, VNPT hay Mobifone đều hướng đến một nền tảng nhà thông minh Make in Vietnam, kết nối được nhiều hệ sinh thái hiện hữu thành một hệ sinh thái lớn hơn, toàn diện hơn và quan trọng nhất là một trải nghiệm dịch vụ tốt và an toàn.
Startup giải pháp nhà thông minh được Shark Phú rót vốn
PNJ đạt 82,5% kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm
Bất chấp thị trường bán lẻ chững lại, doanh thu nửa đầu năm của PNJ tăng 56% lên 18.210 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế tăng 48% lên 1.088 tỷ đồng.
Danh Khôi liên doanh với Tokyu
Hai bên dự kiến sẽ bắt đầu bằng việc triển khai một dự án căn hộ ở Vũng Tàu, sau đó là hai dự án căn hộ ở Bình Dương.
Doanh thu KIDO tăng mạnh
Trong 6 tháng đầu năm doanh thu của KIDO đạt 6.352 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của người tiêu dùng sau dịch Covid-19 và ra mắt nhiều sản phẩm mới của Tập đoàn.
Doanh thu và lợi nhuận FPT tăng trưởng hai con số
Động lực tăng trưởng của FPT tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.