Tiêu điểm
Nhà thầu xây dựng kêu cứu giữa bão giá
Các doanh nghiệp xây dựng đang rơi vào tình trạng "sống dở, chết dở" do giá cả vật liệu tăng cao, thủ tục pháp lý dự án bất động sản bế tắc và khó khăn trong quyết toán tài chính.

"Sống dở, chết dở", "nguy cơ lụi tàn" là thực trạng của ngành xây dựng được Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) - ông Nguyễn Quốc Hiệp khái quát trong công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ mới đây.
Mặc dù đã có một số doanh nghiệp xây dựng tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nhưng về tổng thể phần lớn các doanh nghiệp mới đạt 20-40% kế hoạch cả năm.
Thay mặt các nhà thầu xây dựng, ông Hiệp nêu ra sáu khó khăn lớn của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
Khó khăn lớn nhất phải kể đến đầu tiên là giá cả vật liệu xây dựng biến động quá lớn.
Ông Hiệp dẫn chứng giá thép tính từ đầu năm 2021 đến nay đã tăng từ 20% - 60% (cao điểm là tăng 60%, hiện nay dịu xuống ở mức trên 20%). Tương tự, giá xi măng từ mức giá 1.400đồng/kg thời điểm quý IV/2020 đến nay là 1.980đồng/kg (chưa kể VAT). Giá nhựa đường là 11.000đồng/kg ở thời điểm cuối 2020 đến nay là 15.500đồng/kg.
Chưa làm đã biết lỗ
Tất cả các loại vật liệu đều tăng cao đã làm giá thành gói thầu tính trung bình cho từng thời điểm tăng từ 18% - 30%. Trường hợp cụ thể tại Vinaconex, nhà thầu thi công gói thầu đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, ngay khi bắt đầu triển khai thi công tính toán lại tất cả cơ cấu giá ở thời điểm đó đã thấy lỗ 46% so với giá gói thầu được chủ đầu tư ký hợp đồng.
Theo VACC, giá cả vật liệu biến động mạnh nhưng Nhà nước chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhà thầu nên hiện nay hàng loạt nhà thầu đang tham gia vào các gói thầu đầu tư công, đặc biệt các gói thầu về hạ tầng kỹ thuật đường cao tốc Bắc - Nam, đang lâm vào tình trạng sống dở, chết dở.
Nhiều nhà thầu hiện nay không dám nhận thầu các công trình vốn đầu tư công do hệ thống định mức đơn giá của ta không cập nhật dược thị trường. "Đây là một thực tế đáng buồn và chưa từng xảy ra ờ Việt Nam", ông Hiệp cho biết.
Khó khăn thứ hai của các nhà thầu xây dựng là thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ nên số dự án mới chưa đủ nhiều để cung cấp công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng.
"Tâm lý e dè ngần ngại, né tránh khá phổ biến trong bộ máy hành chính khi giải quyết các thủ tục cho các dự án nên số dự án mới ngày càng ít hơn dẫn đến tình trạng cạnh tranh phá giá ở một số doanh nghiệp để cố gắng tồn tại, nhưng do cố gẳng thắng thầu bằng mọi giá nên khi thực hiện đều đổ vỡ, công nợ", ông Hiệp thẳng thắn nêu trong công văn gửi Thủ tướng.
Khó khăn thứ ba là thiếu hụt lao động. VACC cho biết, ngành xây dựng có đặc thù là 70% số lao động là từ nông nhàn nhưng sau Covid-19, việc tuyển dụng lao động hết sức khó khăn.
Ví dụ, Thanh Hoá có số thợ hoàn thiện trong xây dựng rất lớn nhưng sau Covid-19 số lao động này không quay lại mà phần lớn ở lại quê tìm kiếm công việc khác. Cũng vì khan hiếm nhân công nên đơn giá nhân công tăng lên đến 25% để cạnh tranh thu hút nhân lực.
Vướng mắc về quyết toán tài chính
Tài chính cũng đang là một sức ép lớn cho các doanh nghiệp xây dựng do công tác thanh quyết toán với các chủ đầu tư còn phức tạp, khó khăn, hầu hết các nhà thầu bị nợ đọng. Đặc biệt, ở khoảng 20 - 25% cuối của dự án, nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được, trong khi nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ.
Mặc dù VACC đã nhiều lần kiến nghị cũng như đề xuất trong các cuộc họp về cơ chế thanh toán để bảo vệ nhà thầu khỏi bị thua thiệt với các chủ đầu tư nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nào lên tiếng.
Các cuộc tranh chấp giữa các chủ đầu tư và nhà thầu phần lớn người chịu thua thiệt là các nhà thầu. Trong bối cảnh đó, việc các ngân hàng siết tín dụng cho vay làm các nhà thầu đã khó khăn càng thêm điêu đứng về tài chính.

Thứ năm, các thủ tục pháp lý về giao nhận thầu còn nhiều rắc rối phức tạp, đối với các nhà thầu vừa mất nhiều thời gian, nhiều chi phí về thủ tục và cơ chế thanh quyết toán cũng còn nhiều bất cập.
Ông Hiệp đặc biệt nêu việc phải tuân thủ quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy với những tiêu chí đặc biệt cao so với mặt bằng khu vực.
Nguyên vật liệu độc quyền nhập khẩu khiến chi phí tăng quá cao, cơ chế kiểm tra đánh giá các vật liệu còn nhiều điểm bất họp lý vừa gây lãng phí vật tư, tiền của vừa làm khó cho các nhà thầu và chủ đầu tư.
Áp lực thứ sáu đối với các nhà thầu được ông Hiệp nêu ra là công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm toán còn chồng chéo giữa các ngành liên quan khiến các doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian.
Đặc biệt, tình trạng hồi tố của công tác kiểm toán, thanh tra gây khá nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp. Ông Hiệp nêu thực trạng có dự án đã quyết toán xong cả chục năm, kiểm toán vẫn yêu cầu truy thu tiền, và doanh nghiệp không lấy đâu ra để nộp.
Với những khó khăn trên, VACC cho rằng, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thật sự đang đối mặt nguy cơ tàn lụi dần.
Hiện khá nhiều doanh nghiệp tập trung tìm kiếm công việc ở các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vì cơ chế giá của họ hợp lý bám sát giá thị trường vật liệu, cơ chế đấu thầu minh bạch và cơ chế thanh toán sòng phẳng.
Nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được các công trình vốn nước ngoài nên có thể nói đa số các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đều đứng trước thách thức hết sức khốc liệt.
Trước thực tiễn này, VACC cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần lắng nghe những kiến nghị của doanh nghiệp xây dựng đế có ý kiến chỉ đạo cụ thể để giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khốc liệt này.
Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công
Giá thép phi mã, nhà thầu xây dựng kêu cứu Chính phủ
Mức tăng nhanh chóng của giá thép đã khiến các nhà thầu xây dựng phải chịu phần biến động giá.
Hòa Bình đứng đầu Top 10 Nhà thầu xây dựng uy tín 2020
Theo công bố mới đây về danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành xây dựng – vật liệu xây dựng của CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Tập đoàn xây dựng Hòa Bình dẫn đầu hạng mục Nhà thầu xây dựng uy tín năm 2020.
Năm ảm đạm của các nhà thầu xây dựng
Những đơn vị phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam đều công bố kết quả kinh doanh ảm đạm trong năm 2019.
Hòa Bình đạt Top 10 Nhà thầu Xây dựng uy tín trong 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình mới đây tiếp tục nằm trong Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín 2019 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.
Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc
Giá vàng hôm nay 13/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng SJC ở thị trường trong nước, bất chấp quốc tế lao dốc.