Đầu tư
Nhật Bản trở lại top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam
Sau khi vắng bóng trong top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất trong quí I, thì vào tháng 4 vừa qua, quán quân năm 2017 - Nhật Bản đã trở lại danh sách này.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 8,06 tỷ USD tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 20/4/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN), kể cả dầu thô đạt 53,48 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 72,5% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 52,81 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 42,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 60,1% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,17 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 10,5 tỷ USD không kể dầu thô.
Cả nước có 883 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017; Có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017.
Trong đó có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà ĐTNN mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng thứ nhất, Nhật Bản đứng thứ hai và Singapore đứng vị trí thứ ba.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, chiếm 24%. Theo sau là Hải Phòng (13%) và Hà Nội (9,3%).
Vốn FDI 2018: Kỳ vọng những dự án tỷ đô làm thật
Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI
Những con số kỷ lục về xuất khẩu liên tục được lập ra nhưng về bản chất hoạt động xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và khu vực FDI.
'Vắng bóng' Nhật Bản trong top 3 quốc gia đầu tư vốn FDI lớn nhất quí I/2018
'Quán quân' năm 2017 về đầu tư vốn FDI vào Việt Nam, Nhật Bản đã vắng bóng trong top 3 quốc gia đầu tư vốn FDI lớn nhất trong quí I năm 2018.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.