Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Sự phức tạp của hệ thống xử lý chất thải khiến người đồng nát, ve chai trở thành lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Nhà báo Đinh Đức Hoàng ví việc quản lý rác thải của Việt Nam là “60 năm trông chờ tiếng chổi tre”. Bởi lẽ, đã hơn 60 năm kể từ khi nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Tiếng chổi tre để ca ngợi người lao công quét rác, đến cả thời đại cách mạng công nghệ, việc thu gom, phân loại rác vẫn chủ yếu dựa vào sức người.
Điều tưởng chừng như nghịch lý đó lại không phải là khó hiểu. Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Chủ tịch Công ty CP VietCycle, cho biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, tính riêng rác thải nhựa có thể lên đến khoảng 6 triệu tấn mỗi năm. Con số khổng lồ ấy là thách thức lớn đối với hệ thống quản lý chất thải vẫn còn tương đối lạc hậu.
Điều “may mắn”, theo ông Vượng, là Việt Nam mới đang ở mức thu nhập trung bình thấp, do đó “sẽ không bỏ đi những phế liệu đáng tiền”. Hệ thống thu gom đồng nát, ve chai được hình thành như vậy, suốt hàng chục năm nay đã mở rộng ra với quy mô hàng triệu người, cần mẫn “nhặt rác cho đời” trên khắp mọi miền đất nước.
Không chỉ thu gom, hệ thống phi chính thức ấy còn đảm nhiệm việc phân loại phế liệu để đưa vào tái chế. Công đoạn ấy cũng là một thách thức rất lớn, bởi đơn cử như cùng là một loại nhựa PP nhưng nếu là bàn ghế thì tái chế kiểu khác, ống nước, dây diện lại cũng phải dùng các công nghệ khác.
Sự phức tạp ấy khiến người đồng nát, ve chai trở thành lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. “Nếu không có họ, rác đã ngập đến cổ chứ chẳng phải đến chân như bây giờ”, Chủ tịch VietCycle từng nhiều lần khẳng định.
Tuy nhiên, lực lượng ấy chủ yếu là phụ nữ yếu thế, ít có điều kiện học hành, suốt hàng chục năm nay vẫn luôn tủi nhục, luôn phải cắn răng chịu đựng đủ loại ấm ức của nghề nhặt rác.
Hơn 20 năm làm nghề tái chế, hơn ai hết, ông Vượng và những cộng sự ở VietCycle thấu hiểu rõ vai trò của đồng nát, ve chai, càng thấu hiểu hơn những vất vả, khó nhọc những “người phụ nữ thầm lặng” này đang phải gánh chịu.
Đó cũng là lý do VietCycle bắt tay vào việc xây dựng mạng lưới những người đồng nát, ve chai, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho chị em hành nghề nhặt rác. Tính đến nay, mạng lưới của VietCycle đã lên đến con số hơn 3 nghìn thành viên, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc.
Cùng sự chung tay của một số đối tác, VietCycle tổ chức thường xuyên các buổi thăm hỏi, tặng quà hay đào tạo về an toàn lao động cho người ve chai, đồng nát. Hầu hết trong số họ cũng được đóng bảo hiểm y tế, giá khoảng hơn 800 nghìn đồng mỗi năm, VietCycle hỗ trợ một nửa, để có thể an tâm hơn khi trái gió trở giời, ốm đau bệnh tật.
Tuy nhiên, như vậy vẫn là chưa đủ. Ông Vượng chia sẻ, ước mơ của ông cũng như của đội ngũ VietCycle là làm sao giúp những người đồng nát ve chai được đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng an sinh xã hội ở mức tối thiểu.
Ông Vượng cho biết, VietCycle đang nghiên cứu thành lập hợp tác xã hoặc hiệp hội riêng cho người đồng nát, ve chai để giúp họ có một tổ chức đại diện đứng ra đảm bảo an sinh, bảo vệ quyền lợi.
“Chúng tôi đang nghiên cứu nhưng chắc chắn sẽ phải chính thức hóa hệ thống ve chai, đồng nát, chắc chắn đảm bảo cho họ được hưởng an sinh xã hội”, Chủ tịch VietCycle khẳng định.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.