Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp đề xuất tăng số giờ làm thêm cho người lao động
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, giới hạn làm thêm giờ của Việt Nam khắt khe hơn rất nhiều so với các nước khác. Việc này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam và hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp, chế tạo,…

Trong tháng 5/2019, dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi sẽ được trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua vào tháng 10 năm nay sau khi tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
Một điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là quy định về số giờ làm thêm của người lao động. Theo đó, tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong một năm, trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 400 giờ trong một năm.
Thời gian tối đa 400 giờ/năm này trong dự thảo đã được nới thêm 100 giờ so với Bộ Luật lao động hiện hành. Tại hội thảo “Góp ý sửa đổi dự thảo Bộ Luật lao động từ cộng đồng doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 14/5, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc tăng thời gian làm thêm giờ là cần thiết do tiền lương tối thiểu thấp và thu nhập của người dân không đủ sống.
Bên cạnh đó, việc làm thêm cũng cần thiết bởi có công việc mang tính thời vụ, cần tập trung làm thêm giờ vào một vài thời điểm trong năm. Việc làm thêm cũng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, hội nhập của doanh nghiệp.
Tuy nhiên đại diện của nhiều doanh nghiệp cho rằng giới hạn làm thêm giờ của Việt Nam vẫn còn khắt khe hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia. Việc này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam và khiến Việt Nam không thể phát triển các ngành công nghiệp, chế tạo,…
Mỗi ngành nghề có những tính chất công việc, môi trường lao động đặc thù khác nhau. Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù về môi trường làm việc. Do đó, quy định chung một mức giới hạn làm thêm giờ là quá cứng nhắc, thời gian làm thêm nên để doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận và quyết định.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đồng tình với quan điểm bỏ quy định giờ làm thêm theo tháng bởi 30 giờ/tháng là quá ngặt nghèo cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành dệt may.
Ông Cẩm cũng kiến nghị số giờ làm thêm nên được nới rộng ra, lên khoảng 50% so với luật hiện hành. Cụ thể, thời gian làm thêm tối đa đối với các ngành bình thường là 300 giờ còn các ngành đặc biệt là 450 giờ.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thì kiến nghị cần bảo đảm tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 400 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 500 giờ trong một năm.
AmCham cũng đồng tình với đại diện VITAS trong việc nâng mức trần lên 300 giờ/năm và đối với các trường hợp đặc biệt là 400 giờ/năm để phù hợp với thức tiễn.
“Theo dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi, thời gian làm thêm tối đa tại các doanh nghiệp bình thường là 200 giờ trong khi một số trường hợp đặc biệt gấp đôi là 400 giờ. Điều này sẽ có thể tạo nên một sự so sánh hoặc phân biệt đối xử”, đại diện AmCham nêu ý kiến.
Liên quan đến vấn đề trả tiền làm thêm cho người lao động, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sông Hồng đánh giá, những quy định trong luật hiện hành như tiền lương giờ làm thêm, tăng lương tối thiểu hàng năm trong khi năng suất lao động không tăng… là những điều cản trở doanh nghiệp phát triển.
“Nếu lao động trong 8 tiếng làm việc không xong thì anh phải thêm giờ làm cho xong, sao doanh nghiệp không được phạt người lao động mà lại phải trả lương cho họ khi họ làm sau 8 tiếng", ông Thịnh chỉ ra.
Thừa nhận dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi còn có những điểm hơi nặng về ưu tiên cho người lao động hơn với lý lẽ người lao động ở thế yếu so với người sử dụng lao động, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng cần phải nhìn nhận và có những điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên quan điểm của ông Lợi vẫn là nghiêng về phía người lao động tuy nhiên ưu tiên phải hết sức thoả đáng.
Áp dụng luật riêng cho lao động nước ngoài tại Việt Nam: Người làm sai, kẻ cố tìm cách lách luật
Áp dụng luật riêng cho lao động nước ngoài tại Việt Nam: Người làm sai, kẻ cố tìm cách lách luật
Với rất nhiều người làm trong ngành nhân sự ở Việt Nam, để áp dụng chính xác luật Lao động cho người nước ngoài là điều không hề dễ dàng. Thế nên, đã xảy ra tình trạng làm sai hoặc cố gắng tìm cách lách Luật tại nhiều doanh nghiệp.
Bình đẳng giới trong lao động khó đạt được vì luật chưa rõ ràng
Theo các chuyên gia, dù nỗ lực để mang lại quyền bình đẳng giới cho lao động nữ song ở Việt Nam đang tiếp cận theo hướng áp đặt thay vì trao quyền cho người phụ nữ.
ILO nhận định CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết, CPTPP đặt ra những yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc.
PGS.TS Cao Văn Sâm: Lao động chất lượng cao không nhất thiết phải là giáo sư, tiến sĩ
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, lao động chất lượng cao không có nghĩa chỉ là những người có trình độ cao, dù là lao công hay bảo vệ nếu làm tròn vai, tạo ra năng suất cao thì vẫn có thể coi là lao động chất lượng cao.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.