Leader talk
PGS.TS Cao Văn Sâm: Lao động chất lượng cao không nhất thiết phải là giáo sư, tiến sĩ
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, lao động chất lượng cao không có nghĩa chỉ là những người có trình độ cao, dù là lao công hay bảo vệ nếu làm tròn vai, tạo ra năng suất cao thì vẫn có thể coi là lao động chất lượng cao.
Công nhân giỏi của Samsung vẫn chỉ được coi là lao động giản đơn
Trong một chuyến công tác đến các nhà máy sản xuất của Samsung ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, PGS.TS Cao Văn Sâm, nguyên Phó tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động thương binh và xã hội) và những người đi cùng được giới thiệu về quy trình đào tạo lao động của doanh nghiệp này.
Với hơn 120 nghìn lao động tại các nhà máy ở Việt Nam, Samsung thực hiện quy trình đào tạo kết hợp kiến thức lẫn kỹ năng mềm.
Trong khoảng hai tuần đến một tháng đầu, công nhân được đào tạo về kỹ năng làm việc, các kiến thức chuyên môn. Tiếp đến, họ được đào tạo một số kỹ năng mềm và đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp để có thể làm việc chủ động, tự tin từ đó nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ còn được học thêm về văn hoá doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn đào tạo nhưng theo quy trình chuyên nghiệp, bài bản, lao động trong các nhà máy của Samsung có thể nhanh chóng hoà nhập, đạt năng suất lao động cao ngay khi chỉ mới nhận việc.
Thế nhưng, ông Sâm cho biết, 120 nghìn lao động này và rất nhiều lao động được đào tạo bài bản trong thời gian ngắn tại các doanh nghiệp khác lại đang được quy vào danh sách 43 triệu lao động giản đơn của Việt Nam hiện nay.
Vì theo định nghĩa được đưa ra bởi các chuyên gia của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư), lao động giản đơn là lao động chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên ở một trường hay một cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và không có văn bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định.
“Là một quốc gia đang hội nhập quốc tế sâu rộng và nền kinh tế có độ mở cao nhưng lao động trong nền kinh tế nước ta chỉ vàng về số lượng chứ chưa vàng về chất lượng. Đây là một nút thắt lớn trong trục phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được cho là không dễ khai thông trong một sớm một chiều bởi lực lượng lao động giản đơn vẫn còn quá đông và chưa có dấu hiệu giảm nhanh trong suốt hàng thập kỷ qua”, TS. Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nhận định.
Theo ông Thuật, với hơn 43 triệu lao động giản đơn hiện nay, phần lớn không phải lao động làm công ăn lương trong khu vực chính thức mà chủ yếu là những lao động nông nghiệp, lao động tự do, lao động trong khu vực phi chính thức.
Trao đổi với TheLEADER, PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng con số thống kê này không chính xác vì được tính toán dựa trên góc độ chưa qua đào tạo. Ông Sâm cho rằng, Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Kế hoạch và đầu tư cần xem xét xây dựng một thông tư về thống kê và đào tạo để phù hợp với hệ thống đào tạo nhưng tương thích với lao động có kỹ năng trong thị trường lao động, tránh thống kê sót hoặc chồng chéo nhằm đưa ra các chính sách phù hợp.
Để tránh lãng phí, nhiều doanh nghiệp quyết định tuyển dụng đúng người, đúng việc và đúng vị trí; trong thang bảng lương, vị trí đào tạo sẽ tương thích với mức lương của vị trí công việc. Cụ thể, có những công việc đòi hỏi kỹ sư tốt nghiệp đại học, có công việc yêu cầu lao động kỹ thuật tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp hoặc thấp hơn là sơ cấp; cũng có những vị trí đòi hỏi thấp hơn nữa thì doanh nghiệp tuyển lao động giản đơn vào để đào tạo.
Theo ông Sâm, đến thời điểm hiện nay, chương trình đào tạo trong các doanh nghiệp đang thiết thực hơn bởi nó phản ánh ngay vị trí việc làm của người lao động. Hơn nữa, lao động có thể thực hành ngay trong quá trình học nên kỹ năng giải quyết vấn đề ở vị trí việc làm tốt hơn, có khả năng hoà nhập ngay và có hiệu quả tức thì.
Ngoài đào tạo về chuyên môn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam còn đào tạo kỹ năng mềm, văn hoá và truyền thống cũng như nội quy, quy chế của doanh nghiệp để giữ thương hiệu, niềm tự hào và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ông Sâm cho rằng, đào tạo trong doanh nghiệp là đào tạo chuyên nghiệp, năng suất lao động là thật chứ không ảo.
Chính vì vậy, ông Sâm nhận định, việc thống kê lao động giản đơn theo góc độ chưa qua đào tạo như hiện nay sẽ dẫn đến trùng đối tượng dẫn đến lãng phí về tiền bạc và thời gian trong chính sách đào tạo lao động.
Băn khoăn tiêu chí đánh giá lao động
Theo đó, lao động chất lượng cao không có nghĩa là những người có trình độ cao. Dù với trình độ nào, làm vị trí gì đi chăng nữa nhưng nếu cho ra năng suất lao động cao thì đều được gọi là lao động chất lượng cao.
“Nếu một người dọn vệ sinh làm tròn vai, lao động với năng suất, hiệu quả cao thì họ cũng là lao động chất lượng cao chứ đâu chỉ giáo sư, tiến sĩ. Việc đánh giá phải căn cứ vào thực tiễn, năng suất lao động. Có những người làm không đúng việc, hoặc làm đúng chuyên môn nhưng năng suất lao động không cao thì không thể gọi là lao động chất lượng cao”, ông Sâm lấy ví dụ.
Nếu có thể thay đổi cách đánh giá như vậy, ông Sâm cho rằng xã hội sẽ vô cùng trân trọng người lao động dù họ làm bất cứ công việc gì, vị trí nào bởi họ là những người làm ra của cải thực chất cho xã hội. Lúc này, xã hội cũng sẽ trở nên hơn văn minh hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang nổ ra và được dự báo sẽ phát triển công nghệ mới trong sản xuất, nhiều việc làm giản đơn cũng sẽ bị thay thế bởi máy móc. Tuy nhiên, ông Sâm cho rằng cần phải bình tĩnh bởi lẽ nhiều việc làm cho lao động giản đơn cũng sẽ được tạo ra vì không phải công việc nào cũng bị thay thế bởi công nghệ.
Dù vậy, việc làm mới đặt ra các vấn đề về mặt kỹ năng, nổi bật nhất là kỹ năng mềm và kỹ năng khởi nghiệp. Công việc của một lao động giản đơn không chỉ quét dọn mà còn phải biết cách giao tiếp, sử dụng các máy móc hiện đại phục vụ công việc…
Khảo sát mới đây của Viện Khoa học lao động và xã hội về “Nhu cầu về kỹ năng trong kỷ nguyên công nghệ mới” tại doanh nghiệp cho thấy, việc thiếu kỹ năng mềm ở người lao động đang ở mức nghiêm trọng hơn thiếu kỹ năng cứng, bởi các kỹ năng kỹ thuật có thể được đào tạo tại doanh nghiệp nhưng các kỹ năng mềm cần cả một quá trình mới đạt được.
“Kỹ năng mềm được nhắc đến khá mờ nhạt trong các cơ sở đào tạo, trong đời sống nên người lao động nghe qua thì biết nhưng còn bối rối khi thực hiện”, ông Sâm nhìn nhận.
‘Sản phẩm không tốt đừng mơ tưởng chuyện làm thương hiệu’
Áp lực thất nghiệp đang gia tăng đối với hàng triệu lao động Việt Nam
Theo các chuyên gia về nguồn nhân lực của EuroCham, áp lực thất nghiệp hiện đang gia tăng với hơn 46 triệu công nhân hiện chưa được đào tạo chuyên sâu, họ đang phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp bị thay thế bởi robot và công nghệ thông minh.
Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải
Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.
Người lao động Nhật Bản sắp tới có thể phải làm việc tới 70 tuổi
Ngoài đề xuất đưa độ tuổi lao động lên mức 70, chính phủ Nhật Bản còn dự thảo kế hoạch mở cửa hơn đối với nhân công từ nước ngoài.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói gì về việc sa thải hàng loạt lao động ở tuổi 35?
Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, ý kiến cho rằng nhiều người lao động trong độ tuổi 30 - 35 thất nghiệp là không chính xác, tỷ lệ thực tế chỉ 1,9%.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.