Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đến Đông Nam Á sau khi rời Trung Quốc, một nửa lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu trợ cấp cho các doanh nghiệp nước này để chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, một phần sang Đông Nam Á và một phần quay trở lại thị trường nội địa. Động thái này là một phần trong nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào việc sản xuất tại Trung Quốc của Nhật Bản.
Theo thông báo từ Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, 57 doanh nghiệp sẽ nhận tổng cộng 57,4 tỷ Yên, tương đương khoảng 536 triệu USD trợ cấp từ chính phủ để chuyển sản xuất về Nhật Bản.
Trong khi đó, danh sách từ Jetro cho thấy 30 doanh nghiệp khác sẽ được hỗ trợ để chuyển sang Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường đứng đầu khu vực về số lượng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển đến theo chương trình trên, chiếm tới 50% với 15 nhà sản xuất. Không chỉ vậy, hầu hết doanh nghiệp lớn đều lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới sau khi rời khỏi Trung Quốc.
Các nhà sản xuất đến Việt Nam chủ yếu hoạt động trong hai lĩnh vực, bao gồm linh kiện, phụ tùng như Yokoo Co., Meiko Co., HOYA Corporation, Pronics Co. hay Fujikin Co., và trang thiết bị, sản phẩm y tế như Techno Global Co. hay Plus Co.
Thông tin từ Nikkei cho biết, tổng cộng 70 tỷ Yên, tương đương hơn 650 triệu USD sẽ được chính phủ Nhật Bản tung ra trong đợt này. Đây là khoản tiền nằm trong gói kích cầu kinh tế hơn 243 tỷ Yên mà nước này đã thông báo hồi tháng 4 nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc thông qua giúp các công ty chuyển nhà máy về nước hoặc sang nước khác.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản nhưng nhập khẩu từ thị trường này đã giảm đáng kể vào đầu năm nay khi các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa, khiến các nhà sản xuất của Nhật Bản thiếu linh kiện, phụ kiện cần thiết.
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi và chiến tranh thương mại trở nên tồi tệ hơn, nhiều cuộc thảo luận đã nổ ra không chỉ tại Mỹ mà còn tại nhiều quốc gia khác về việc giãn cách nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khỏi Trung Quốc.
Quyết định mới nhất của Nhật Bản giống như cách mà Đài Loan đã làm vào năm 2019 nhằm đưa đầu tư từ Trung Quốc trở lại thị trường nội địa. Cho đến nay, không còn quốc gia nào khác ban hành một chính sách cụ thể để khuyến khích dòng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc.
Tương lai chuỗi cung ứng ‘ít Trung Quốc’ hậu Covid-19
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.
Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo
Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.