Tiêu điểm
Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đến Đông Nam Á sau khi rời Trung Quốc, một nửa lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu trợ cấp cho các doanh nghiệp nước này để chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, một phần sang Đông Nam Á và một phần quay trở lại thị trường nội địa. Động thái này là một phần trong nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào việc sản xuất tại Trung Quốc của Nhật Bản.
Theo thông báo từ Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, 57 doanh nghiệp sẽ nhận tổng cộng 57,4 tỷ Yên, tương đương khoảng 536 triệu USD trợ cấp từ chính phủ để chuyển sản xuất về Nhật Bản.
Trong khi đó, danh sách từ Jetro cho thấy 30 doanh nghiệp khác sẽ được hỗ trợ để chuyển sang Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường đứng đầu khu vực về số lượng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển đến theo chương trình trên, chiếm tới 50% với 15 nhà sản xuất. Không chỉ vậy, hầu hết doanh nghiệp lớn đều lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới sau khi rời khỏi Trung Quốc.
Các nhà sản xuất đến Việt Nam chủ yếu hoạt động trong hai lĩnh vực, bao gồm linh kiện, phụ tùng như Yokoo Co., Meiko Co., HOYA Corporation, Pronics Co. hay Fujikin Co., và trang thiết bị, sản phẩm y tế như Techno Global Co. hay Plus Co.
Thông tin từ Nikkei cho biết, tổng cộng 70 tỷ Yên, tương đương hơn 650 triệu USD sẽ được chính phủ Nhật Bản tung ra trong đợt này. Đây là khoản tiền nằm trong gói kích cầu kinh tế hơn 243 tỷ Yên mà nước này đã thông báo hồi tháng 4 nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc thông qua giúp các công ty chuyển nhà máy về nước hoặc sang nước khác.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản nhưng nhập khẩu từ thị trường này đã giảm đáng kể vào đầu năm nay khi các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa, khiến các nhà sản xuất của Nhật Bản thiếu linh kiện, phụ kiện cần thiết.
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi và chiến tranh thương mại trở nên tồi tệ hơn, nhiều cuộc thảo luận đã nổ ra không chỉ tại Mỹ mà còn tại nhiều quốc gia khác về việc giãn cách nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khỏi Trung Quốc.
Quyết định mới nhất của Nhật Bản giống như cách mà Đài Loan đã làm vào năm 2019 nhằm đưa đầu tư từ Trung Quốc trở lại thị trường nội địa. Cho đến nay, không còn quốc gia nào khác ban hành một chính sách cụ thể để khuyến khích dòng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc.
Tương lai chuỗi cung ứng ‘ít Trung Quốc’ hậu Covid-19
Thông tư pre-funding chính thức có hiệu lực
Thông tư mới đi vào vận hành mang lại kỳ vọng chứng khoán Việt Nam sẽ sớm nâng hạng trong năm 2025.
Coolmate gọi vốn 6 triệu USD, tham vọng xuất hàng sang Mỹ
Coolmate sau quá trình cải tổ trong năm 2023 giờ đây muốn tiến ra thị trường quốc tế, với sự hỗ trợ về vốn từ Vertex Ventures SEA & India, cùng quỹ Kairous Capital.
Chủ tịch Bcons Lê Như Thạch bật mí cách xây nhà ở vừa túi tiền
Tự làm tất cả các công đoạn đầu tư dự án chính là cách Bcons tiết kiệm chi phí để giảm giá thành căn hộ.
Văn hóa số – Yếu tố quyết định trong chuyển đổi số
“Văn hóa số là cách doanh nghiệp biến công nghệ thành một người bạn đồng hành, chứ không phải kẻ kiểm soát”
Hủy bỏ giao dịch 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ
Bà Lê Thị Huệ, người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT VIB, đã bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB này mà không thông báo theo quy định.
Bức tranh sáng tối của ngành thép
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Kỳ vọng tích cực về sản lượng ngành sản xuất năm tới
Sản lượng ngành sản xuất được kỳ vọng sẽ tăng trở lại nhờ hy vọng về điều kiện thị trường ổn định.