Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Điện gió Nhơn Hội 2, điện mặt trời Phù Mỹ (giai đoạn 2) và 8 nhà máy thủy điện khác trên địa bàn tỉnh Bình Định đang chờ cơ chế cũng như khắc phục tồn tại, điều chỉnh quy hoạch để tiếp tục triển khai, đi vào vận hành.
Dự án điện gió Nhơn Hội 2 có công suất 30MW, khảo sát nghiên cứu trên diện tích đất khoảng 200ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỷ đồng. Do Công ty CP Đầu tư Fico làm chủ đầu tư, dự án được đặt tại khu vực quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo núi Phương Mai (thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội).
Hiện điện gió Nhơn Hội 2 đã hoàn thành thi công xây dựng và hòa lưới nhưng chưa hoàn thành các quy trình nghiệm thu, thử nghiệm trước ngày 1/11/2021 để đưa vào vận hành phát điện thương mại.
Tương tự, nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ (giai đoạn 2, do Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch đầu tư) với quy mô công suất 114MWp đã thi công hoàn thành nhưng chưa có quy định mới để đưa vào vận hành. Nguyên nhân, theo UBND tỉnh Bình Định là do khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên dự án không kịp hoàn thành trước 31/12/2020 để được hưởng cơ chế hỗ trợ giá bán điện theo quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng.
Đối với các dự án thủy điện, theo quy hoạch, tỉnh Bình Định còn 8 dự án chưa vận hành. Trong đó, thủy điện Đồng Mít (7MW) đang thi công xây dựng, dự kiến đưa vào vận hành trong quý II/2022; hai dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công xây dựng với tổng công suất 40MW.
Thủy điện Vĩnh Sơn 3 (30MW) đã khởi công xây dựng năm 2010, nhưng do ảnh hưởng đến môi trường và cơ sở hạ tầng ở địa phương nên UBND tỉnh đã có quyết định dừng thi công hồi tháng 9/2011 để chủ đầu tư sửa chữa, khắc phục các tồn tại. Đến nay, chủ đầu tư (Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh) chưa triển khai thi công trở lại.
Cùng do Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh thực hiện, dự án thủy điện Vĩnh Sơn 2 (được cấp chứng nhận đầu tư năm 2007, công suất 80MW) hiện chưa xác định thời điểm vận hành. Vấn đề của dự án là vướng mắc quy hoạch giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai. Chủ đầu tư hiện đang xin điều chỉnh quy hoạch giảm công suất còn 28MW.
Được cấp chứng nhận đầu tư năm 2009, thủy điện Đắk Ple (4,4MW) tới nay chưa được phê duyệt dự án đầu tư, do ảnh hưởng tới rừng đầu nguồn phòng hộ.
Dự án điện mặt trời Phù Mỹ hơn 6.200 tỷ đồng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) do Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch (trực thuộc BCG Energy) đầu tư đã đưa vào khai thác thương mại 216MW trên tổng công suất 330MW.
Tháng 11/2020, tỉnh Bình Định đã phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn một số nội dung cần giải trình để phục vụ thẩm định hồ sơ trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (để xây dựng dự án điện mặt trời Phù Mỹ).
Trong đó, vấn đề đáng chú ý là chênh lệch diện tích đất rừng phòng hộ giữa Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ (186.973ha) so với Quyết định 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh (diện tích 178.554,85ha) phê duyệt kế quả rà soát, điều chỉnh ba loại rừng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến 2030.
UBND tỉnh luận giải, số liệu trong Quyết định 4854 của tỉnh được thực hiện theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch phát triển sản xuất. Việc này đã dẫn tới đất rừng phòng hộ thấp hơn 8.418ha.
Từ cuối năm 2017, BCG Energy (Công ty trực thuộc Bamboo Capital) bắt đầu mở rộng lĩnh vực điện gió với dự án BCG Sóc Trăng Wind 50MW, dự án Aurai Vũng Tàu 100MW. 2 năm qua, BCG đã triển khai các dự án năng lượng tái tạo và bất động sản như: 2 nhà máy điện mặt trời BCG-CME Long An 1 & 2 tại Long An với tổng công suất 140MW; nhà máy điện mặt trời 330MW tại Phù Mỹ (Bình Định); nhà máy VNECO (Vĩnh Long) 49,3MW; nhà máy Krông Pa 2 (Gia Lai) 50MW.
Bên cạnh đó, công ty này cũng phát triển một loạt dự án điện mặt trời áp mái với tổng công suất lên đến 50MW tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.