Nhiều dự án nhiệt điện LNG tỷ đô lại vướng thủ tục

Nguyễn Cảnh Thứ sáu, 23/08/2024 - 13:45

Một số dự án nhiệt điện LNG mang tính trọng điểm trong Tổng sơ đồ VIII chưa thể bứt tốc, do gặp trở ngại về quy hoạch, thủ tục điều chỉnh.

Thuộc danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện xác lập trong Quy hoạch điện VIII, 4 dự án nhiệt điện LNG tại các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Bình Thuận đều chuyển động chậm trong hơn một năm qua, khi chỉ cách đích hoàn thành chưa đầy sáu năm.

Đồng thời, ba dự án trị giá tỷ đô hiện vẫn ở khâu chờ xử lý thủ tục, điều chỉnh quy hoạch cũng như chủ trương hay thẩm định báo cáo khả thi.

Điển hình, tại Quảng Trị, hơn hai năm sau khi khởi công, LNG Hải Lăng 1 đang chờ thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, luồng hàng hải của dự án.

Bên cạnh đó, dự án hơn 2,3 tỷ USD do tổ hợp nhà đầu tư T&T group – Hanwha – Kogas – Kospo đảm trách cũng chưa thể hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư do còn đợi chỉ đạo liên quan của UBND tỉnh Quảng Trị.

Tại Bình Thuận, tình hình triển khai các dự án cũng không thuận lợi dù hai dự án nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I và II với tổng công suất 4.500MW dự kiến chính thức đưa vào vận hành năm 2027 - 2029.

Sau nhiều chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là phần việc giải phóng mặt bằng, nhưng đến nay hai dự án này vẫn đang trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Những vướng mắc của hai dự án LNG này tại Bình Thuận chủ yếu xoay quanh các thỏa thuận, cam kết có liên quan về thuê lại đất trong khu công nghiệp Sơn Mỹ I và các điều kiện trong hợp đồng thuê lại đất giữa Công ty IPICO với các chủ đầu tư.

Với công suất 2.250MW, BOT Sơn Mỹ I được Thủ tướng đồng ý chủ trương giao tổ hợp Công ty Electricite de France SA (Pháp) - Công ty Kyushu Electric Power Co. Inc (Nhật Bản), Sojizt Corporation (Nhật Bản) - Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư năm 2018.

Dự án được Bộ Công thương phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2021, tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD.

Nhiệt điện Sơn Mỹ II công suất 2.250MW được Thủ tướng đồng ý giao Tập đoàn AES của Hoa Kỳ làm chủ đầu tư năm 2019, Bộ Công thương phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2022, với tổng vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD.

Theo đại diện một số dự án, mỗi một nút thắt thủ tục đều rất “mất thời gian”. Chẳng hạn, quá trình thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án, việc thành lập tổ chức này chỉ thực hiện được khi có báo cáo khả thi được phê duyệt.

Đồng thời, việc thành lập phải thực hiện qua các bước: Viện nghiên cứu phát triển Hàn Quốc thẩm định tính khả thi của dự án; chấp thuận của Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc, Bộ Kinh tế và tài chính Hàn Quốc; phê duyệt nội bộ của ban lãnh đạo tổ hợp nhà đầu tư.

Đáng chú ý, việc thành lập đòi hỏi mất tối thiểu 12 tháng thực hiện, kể từ thời điểm phê duyệt xong FS cũng như thẩm duyệt qua các cấp thẩm quyền Hàn Quốc.

Một trở lực khác là điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xuất phát từ đề xuất của nhà đầu tư về điều chỉnh giảm diện tích mặt đất sử dụng và tăng diện tích mặt nước phục vụ dự án.

Trước các vướng mắc trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã báo cáo Thủ tướng xin cập nhật nội dung điều chỉnh quy hoạch phân khu giai đoạn 1 vào điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (vị trí đặt dự án).

Tuy nhiên, tới nay việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch dự án vẫn chưa được phê duyệt nên chưa đủ cơ sở thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Ban quản lý khu kinh tế Quảng Trị yêu cầu tổ hợp nhà đầu tư cùng phối hợp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Xác định mốc vận hành vào năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII, nhiệt điện LNG Quảng Ninh có tổng mức đầu tư trên 2,2 tỷ USD, do liên danh Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) - Công ty CP Cơ khí và lắp máy Việt Nam - Công ty Tokyo Gas Co., Ltd - Marubeni Corporation thực hiện.

Với đặc thù là dự án điện đầu tiên tại miền Bắc sử dụng LNG nhập khẩu, LNG Quảng Ninh được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nhanh nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, đưa điện khí trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng.

Sau hơn hai năm kể từ khi được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dự án đang phải chờ thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và sau đó là điều chỉnh dự án theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ.. Nguyên nhân nhằm đảm bảo đồng bộ giữa các quy hoạch: điện VIII, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII.

Đồng thời, nội dung đề xuất điều chỉnh dự án gồm: bổ sung mục tiêu dự án, điều chỉnh quy mô, thông tin địa điểm thực hiện, thay đổi diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng và điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

Hiện, UBND các tỉnh gặp vướng mắc trong triển khai dự án đang tiếp tục phối hợp với nhà đầu tư trong hoàn thiện các thủ tục pháp lý quan trọng, phấn đấu đưa dự án khởi công trong thời gian sớm nhất.

Thúc tiến độ 13 dự án điện LNG

Thúc tiến độ 13 dự án điện LNG

Tiêu điểm -  5 tháng

13 dự án nhiệt điện LNG thuộc danh mục ưu tiên quan trọng của ngành điện cũng như quy hoạch điện VIII đang tìm cách đẩy nhanh triển khai để kịp tiến độ trước 2030.

EVN tiết lộ rủi ro từ các dự án điện khí, điện LNG

EVN tiết lộ rủi ro từ các dự án điện khí, điện LNG

Tiêu điểm -  5 tháng

EVN khẳng định không thể cam kết tổng sản lượng điện hợp đồng dài hạn với chủ đầu tư các dự án điện khí, điện LNG vì có thể mang lại rủi ro lớn trong tương lai.

Đảm bảo tiến độ cho 13 dự án điện LNG

Đảm bảo tiến độ cho 13 dự án điện LNG

Tiêu điểm -  1 năm

Đây là yêu cầu của Bộ Công thương đối với các chủ đầu tư, địa phương (nơi đặt 13 dự án điện LNG thuộc danh mục ưu tiên đầu tư theo Quy hoạch điện VIII) nhằm góp phần đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  2 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  4 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  4 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.