Loạt siêu dự án nợ nghĩa vụ tài chính của kiểm toán
Một số trường hợp trong danh mục 12 dự án yếu kém ngành công thương hiện vẫn “nợ” nghĩa vụ tài chính lớn theo kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Món "nợ" 9.044 tỷ đồng thực hiện nội dung kiểm toán trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm kéo dài, cùng với hoàn thành hai dự án điện tỷ đô, là những sức ép rất lớn đối với PV Power.
Là một trong những chủ lực về đầu tư nguồn điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) nắm giữ nhiều dự án điện quy mô lớn.
Tuy nhiên, năm năm sau khi niêm yết, PV Power không được như kỳ vọng khi lợi nhuận liên tục suy giảm trong suốt giai đoạn từ 2019 đến 2023.
Cụ thể, kết thúc năm 2019, PV Power ghi nhận lợi nhuận khoảng 2.854 tỷ đồng. Chỉ số này giảm dần các năm sau, tới 2023 về mức 1.280 tỷ đồng.
Nửa đầu năm nay, lợi nhuận của PVPower mới đạt 657 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục giảm (theo kế hoạch) trong phần còn lại của năm 2024.
Lợi nhuận suy giảm nhưng công nợ của PV Power lại gia tăng mạnh, khi khoản phải thu ngắn hạn của công ty mua bán điện tăng đều suốt ba năm qua. Con số này đạt đỉnh điểm năm 2023 lên tới hơn 12.600 tỷ đồng.
Để giải quyết thu hồi công nợ từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PV Power cho biết đã báo cáo PVN để trình cấp thẩm quyền đề nghị EVN/EPTC thanh toán.
Đồng thời, PV Power cũng thừa nhận có được hỗ trợ từ cổ đông lớn là PVN trong bối cảnh này.
Trên thực tế, việc các doanh nghiệp sản xuất điện như PV Power hay một số thương hiệu mạnh khác như Trungnam Group rơi vào tình trạng bán điện cho EVN nhưng bị chậm trả tiền không còn xa lạ trên thị trường.
Không ít trường hợp đã rơi vào cảnh lao đao vì doanh thu từ sản xuất và bán điện cho EVN – đơn vị mua điện duy nhất hiện tại, đóng góp tỷ trọng quyết định vào sức khỏe của đơn vị.
Việc tiếp tục đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia như nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4, LNG Quảng Ninh hay tổ hợp sản xuất điện sạch tích năng gần 4 tỷ USD tại Ninh Thuận là một áp lực không nhỏ với PV Power lúc này.
Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án trọng điểm quốc gia thuộc quy hoạch điện VII điều chỉnh được Chính phủ giao PV Power làm chủ đầu tư, công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, đặt tại KCN Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Đây là dự án điện LNG đầu tiên tại Việt Nam, khởi công gần ba năm trước, dự kiến đưa vào vận hành từ cuối năm 2024.
Tuy nhiên, PV Power vẫn gặp không ít gian nan liên quan đến mặt bằng và thuê đất, ký kết hợp đồng mua bán điện và đường dây đấu nối.
Đơn cử, việc chưa thống nhất xong các vướng mắc với Tổng công ty Tín Nghĩa về vấn đề thuê đất ảnh hưởng đến hoàn thuế VAT và vay vốn của dự án.
Về đàm phán mua bán điện PPA/GSA, đề xuất cam kết sản lượng điện hợp đồng Qc của dự án vẫn chưa được cơ quan quản lý chấp thuận.
Theo PVPower, đây là các rủi ro rất lớn về tính pháp lý, khả thi và hiệu quả của dự án đối với chủ đầu tư.
Ngoài ra, do dự án không được Chính phủ bảo lãnh các khoản vay, Qc của dự án chưa được cam kết trong hợp đồng PPA nên việc thu xếp vốn hiện gặp khó khăn, kéo dài hơn so với dự kiến.
Liên quan tới vốn vay, PV Power đã thu xếp thành công hai nguồn gồm vốn vay ECA không ràng buộc xuất xứ thiết bị trị giá 200 triệu USD tại ngân hàng SMBC do SACE bảo lãnh và khoản vay 4.000 tỷ đồng tại Vietcombank.
Sau khi được bàn giao từ PVN, chủ đầu tư cũng đã đề nghị Chính phủ một số cơ chế để đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án.
Điển hình như việc được bao tiêu sản lượng điện được tính toán trên cơ sở Tmax bình quân cả đời dự án là 6.000h/năm.
Hay giá bán điện được xây dựng trên nguyên tắc chuyển ngang chi phí nhiên liệu khí từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện.
Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 56ha tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, đã được khởi động từ cuối 2021.
Ngoài hai dự án trên, PV Power cũng bất ngờ gây chú ý với đề xuất tổ hợp sản xuất điện sạch tích năng trị giá gần 4 tỷ USD tại Ninh Thuận gần đây.
Theo đó, tổ hợp này có tên Lâm Sơn gồm ba dự án thành phần: Thủy điện tích năng công suất 1.440MW, dự án điện mặt trời 3.500MWp và hệ thống pin lưu trữ (BESS) 350MW.
Tổng mức đầu tư dự kiến 3,98 tỷ USD, nhu cầu sử dụng đất khoảng 184ha cho thuỷ điện tích năng và 2.000ha cho điện mặt trời. Thời gian triển khai dự án từ năm 2026, đưa vào vận hành cuối năm 2030.
Chưa rõ kết quả đầu tư vào các siêu dự án nguồn điện như Nhơn Trạch 3&4, LNG Quảng Ninh trong thời gian tới ra sao, nhưng PV Power vẫn còn đó không ít “món nợ” chờ giải quyết.
Nổi cộm nhất, là việc thực hiện theo kết luận, kiến nghị về tài chính của Kiểm toán Nhà nước với số tiền lên đến 9.044 tỷ đồng chưa hoàn thành.
Đây là phần kiến nghị của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2019.
Thêm nữa, kết quả kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2022 cũng cho thấy, PV Power phát sinh khoản nợ khó đòi lên tới gần 2.500 tỷ đồng.
Một số trường hợp trong danh mục 12 dự án yếu kém ngành công thương hiện vẫn “nợ” nghĩa vụ tài chính lớn theo kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh việc ghi nhận khoản lợi nhuận khác đột biến từ số tiền bồi thường bảo hiểm, theo đánh giá hiện tại của nhiều tổ chức tài chính, hoạt động kinh doanh của PV Power trong năm 2024 sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Một trong những trở lực của dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 là hợp đồng mua bán điện ký kết với EVN.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.