Tiêu điểm
Quảng Ninh khởi động nhà máy điện khí LNG hơn 2 tỷ USD
Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Dự kiến ngày 24/10/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức lễ công bố quyết định chấp thuận nhà đầu tư và thực hiện khởi động dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh.
Đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, có công suất lên tới 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 56ha tại phường Cẩm Thịnh (thành phố Cẩm Phả). Quy mô đầu tư xây dựng gồm: nhà máy điện khí LNG công suất 1.500MW; một bến nhập LNG cho tàu trọng tải 71.500DWT; hai kho chứa LNG công suất 100.000m3/kho cùng hệ thống tái hóa khí; kết nối giữa bến cập tàu và kho chứa LNG là tuyến ống dẫn LNG lỏng dài khoảng 3 - 3,5km.
Nhà máy được đấu nối với hệ thống lưới điện quốc gia bằng tuyến đường dây 500kV xây dựng mới dài khoảng 30km từ nhà máy đến trạm 500kV Quảng Ninh tại xã Thống Nhất (thành phố Hạ Long).
Nhà máy này được thiết kế sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp có hiệu suất cao trên 62%, được chế tạo bởi các nhà sản xuất tua bin khí hàng đầu trên thế giới như: GE (Mỹ), Siemens (Đức), Mitsubishi (Nhật Bản)… Đồng thời, nhà máy sẽ sử dụng khí nhiên liệu hóa lỏng nhập khẩu với lượng tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm, là nguồn điện bổ sung quan trọng, cần thiết, kịp thời cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh và cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong thời gian xây dựng, nhà máy cũng sẽ giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Đối với tỉnh Quảng Ninh, dự án có quy mô đầu tư lớn và công nghệ tiên tiến cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp điện, tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ngành công nghiệp khí và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm.
Dự án trọng điểm này được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm phát triển năng động toàn diện của phía Bắc.
Cuối năm 2020, tổ hợp nhà đầu tư bao gồm: PV Power, Colavi, Tập đoàn Tokyo Gas và Tập đoàn Marubeni đã cùng ký biên bản ghi nhớ nghiên cứu phát triển dự án điện khí, trong đó có dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh. Trước đó, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 điều chỉnh.
Đây đều là những nhà đầu tư lớn, có năng lực. Trong đó, PV Power là nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng, vận hành kho cảng LNG và nhà máy điện. Colavi là nhà đầu tư chuyên thực hiện các dự án trong lĩnh vực công nghệ tuyển khoáng sản, vận chuyển bằng băng tải, chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn, lắp máy...
Tập đoàn Tokyo Gas là nhà cung cấp khí hóa lỏng chính cho nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản còn Tập đoàn Marubeni từng đề xuất với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kế hoạch xây dựng tại tỉnh này một nhà máy điện khí LNG với diện tích đề xuất là 200ha, tổng công suất 4.800MW.
Với tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm, đại diện liên doanh nhà thầu khẳng định sẽ nỗ lực triển khai và cam kết đưa dự án đi vào vận hành phát điện năm 2026 - 2027 theo đúng tiến độ được Chính phủ phê duyệt.
Nhiệt điện khí LNG không dễ bùng nổ ở Việt Nam như điện mặt trời
T&T tham gia đầu tư Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng trị giá 2,3 tỷ USD
T&T Group sẽ góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp Hàn Quốc gồm HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng - dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị.
Gazprom International đề nghị Chính phủ bảo lãnh dự án điện khí tại Quảng Trị
Gazprom International kiến nghị được bảo lãnh nhiều nội dung để thực hiện dự án nhà máy điện tua-bin khí hóa hơi tại Quảng Trị.
Tập đoàn Mỹ muốn đầu tư dự án điện khí 9.600 MW tại Sóc Trăng
Với công suất 9.600 MW, dự án điện khí mà nhà đầu tư Millennium Energy Việt Nam đề xuất tại tỉnh Sóc Trăng sẽ lớn gấp 3 lần hai dự án LNG Bạc Liệu và LNG Long An.
Sự ‘hụt hơi’ của điện than trước điện mặt trời và điện khí
Điện than đang gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh điện mặt trời và điện khí bứt phá mạnh mẽ.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.