Nhiều mặt hàng đắt hơn khiến CPI tháng 11 tăng 0,32%

Nhật Hạ Thứ hai, 29/11/2021 - 10:13

Đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 10 và giữa tháng 11 đã tác động mạnh lên CPI tháng này.

Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng mạnh trong vài tháng gần đây.

Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.

Nhiều mặt hàng đắt hơn khiến CPI tháng 11 tăng 0,32%

Cụ thể, tháng này có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,11% (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 26/10/2021, ngày 10/11/2021 và ngày 25/11/2021 làm chỉ số giá xăng tăng 8,12%, dầu diezen tăng 7,3%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tăng 0,22%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,86% do giá xăng, dầu tăng.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,46% (làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm), trong đó giá điện sinh hoạt tăng 1,04% (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm) do một số địa phương đã kết thúc thời gian được Chính phủ hỗ trợ giá trên hóa đơn tiền điện; giá nước sinh hoạt tăng 1,94%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,94% (làm CPI tăng 0,02 điểm phần trăm), do nhu cầu xây dựng tăng trở lại sau thời gian tạm dừng và giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% do nhu cầu tiêu dùng của người dân và chi phí vận chuyển tăng.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25% do thời tiết chuyển mùa nên nhu cầu mua sắm quần áo và giày dép thu đông của người dân tăng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19% do nhu cầu sử dụng các thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa đông tăng khi thời tiết chuyển lạnh ở các tỉnh miền Bắc.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%. Nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,03%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04% do thời tiết chuyển lạnh, không khí ẩm khiến các loại vi rút gây bệnh sinh sôi mạnh, các bệnh về hô hấp dễ xảy ra nên nhu cầu các mặt hàng thuốc, dụng cụ y tế tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25% do giá nhóm đồ trang sức tăng 2,12% theo giá vàng trong nước; dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 0,56% và vật dụng về hỉ tăng tăng 0,48% do nhu cầu cưới hỏi tăng.

Trong khi đó, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm giáo dục giảm 0,92% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 1,06% do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) do nguồn cung dồi dào, trong đó lương thực tăng 0,22%; thực phẩm giảm 0,4%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,23%.

Ở mặt hàng lương thực, giá gạo tăng 0,2% do giá xuất khẩu ổn định ở mức cao, cùng với đó mưa lũ ở miền Trung và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo tăng tại một số địa phương. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác cũng tăng 1,41% do giá nguyên liệu đầu vào lúa mỳ tăng.

Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn giảm 5,62% (làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm) do các cơ sở chăn nuôi tăng cường bán ra để hạn chế thua lỗ khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng; giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm (giá thịt quay, giò, chả giảm 1,7%; mỡ động vật giảm 0,53%);

Giá thịt gia cầm tươi sống giảm 0,34% do chi phí sản xuất tăng, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tình trạng thua lỗ kéo dài khiến nhiều cơ sở chăn nuôi giảm đàn hoặc tạm ngừng nuôi; giá trứng các loại giảm 2,58%; giá thủy sản tươi sống giảm 0,16% do thời tiết thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Mặt khác, CPI tháng 11 tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 . Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.

Lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Tiêu điểm -  3 năm
Việc giá nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát năm 2022.
Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Tiêu điểm -  3 năm
Việc giá nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát năm 2022.
Giá nhiên liệu tăng gây áp lực lên lạm phát

Giá nhiên liệu tăng gây áp lực lên lạm phát

Tiêu điểm -  3 năm

Dự báo lạm phát ở mức 2,1% trong năm nay, và tăng lên mức 3,5% trong năm 2022.

Áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng khiến chính sách tiền tệ cần thận trọng

Áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng khiến chính sách tiền tệ cần thận trọng

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng đang gặp nguy cơ trong thời gian tới khiến chính sách tiền tệ cần thận trọng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết.

Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Lạm phát năm 2022 sẽ chịu áp lực lớn

Tiêu điểm -  3 năm

Việc giá nhiên liệu trên thế giới tăng mạnh sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát năm 2022.

Giá cả tăng cao, Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát

Giá cả tăng cao, Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát

Tiêu điểm -  3 năm

Chuyên gia đánh giá nguy cơ nhập khẩu lạm phát là hiện hữu, với sức ép lạm phát từ bên ngoài dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  54 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  1 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  1 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  2 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.