Nhiều ngân hàng phát hành báo cáo phát triển bền vững riêng biệt

Trần Anh Thứ bảy, 01/06/2024 - 14:36

Trước đây, báo cáo phát triển bền vững thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thì giờ đây, việc nhiều ngân hàng lần lượt công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt. Với nhiều nhà băng, phát triển bền vững sẽ sớm trở thành xu hướng tín dụng chủ đạo.

HDBank công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt với báo cáo thường niên. Ảnh: HDBank

Tách riêng khỏi báo cáo thường niên

Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2024. Báo cáo với chủ đề “Xanh tươi tư duy, vững bền tăng trưởng”, được công bố độc lập với báo cáo thường niên của ngân hàng.

“Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên định và những nỗ lực không ngừng nghỉ. Định hướng HDBank tập trung trong hành trình nối tiếp, hành trình tạo dựng những di sản xanh HDBank, hướng tới thực thi đầy đủ 17 mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc”, ông Kim Byoungho, Chủ tịch HĐQT HDBank chia sẻ trong báo cáo.

Với độ dày lên tới 195 trang, chi tiết không kém gì báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của HDBank cung cấp một bức tranh khá đầy đủ chiến lược của ngân hàng. 

Dựa trên 18 tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), báo cáo của HDBank bao gồm các thông tin về mục tiêu và những cam kết, chiến lược và quản trị, các nội dung thực thi và hành động, những kết quả HDBank đã đạt được và tầm nhìn cho tương lai.

Bên cạnh đó, HDBank cũng ghi nhận những hoạt động thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp) theo tiêu chuẩn quốc tế.

HDBank là một trong những ngân hàng tiên phong tại Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, một ngân hàng TMCP khác là ACB cũng công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững.

Báo cáo cho thấy nỗ lực của ACB trong việc công bố thông tin về phát triển bền vững khi ghi nhận các dự án, cải tiến hệ thống, sản phẩm dịch vụ xét trên các khía cạnh môi trường và xã hội có thể nâng cao hiệu quả, mang đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ACB. Bên cạnh những nỗ lực cắt giảm carbon tự thân, ACB cũng nhấn mạnh vào việc giảm thiểu cho vay các dự án có tác động xấu tới môi trường.

BIDV, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam cũng vừa công bố báo cáo phát triển bền vững với chủ đề “Kiến tạo tương lai xanh”. Báo cáo dày 112 trang truyền tải các thông tin về định hướng, chiến lược, các cam kết bền vững và thực hành ESG của BIDV trong năm 2023.

“BIDV theo đuổi chiến lược định vị thương hiệu Ngân hàng Xanh, trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về thực hành ESG và tài chính bền vững, dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh và thực hiện lộ trình chuyển đổi thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero Bank) vào năm 2045”, ông Phan Đức Tú, chủ tịch HĐQT BIDV viết trong báo cáo.

Nếu trước đây, báo cáo phát triển bền vững thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thì giờ đây, việc nhiều ngân hàng lần lượt công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt, cho thấy ngành tài chính ngày càng xem trọng lĩnh vực này.

Tại đại hội cổ đông năm nay, ban lãnh đạo nhiều ngân hàng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG. Với các ngân hàng như HDBank, ACB hay BIDV, tín dụng xanh, tín dụng bền vững không còn đơn thuần là báo cáo mà sẽ sớm trở thành xu hướng tín dụng chủ đạo.

"Tấm lưới xanh" cho tín dụng

Trong vài năm trở lại đây, những ngân hàng hàng đầu thế giới như Morgan Stanley, HSCB, Goldman Sachs hay JPMorgan đã công bố sẽ đầu tư 750 - 2.500 tỷ USD cho tài chính bền vững đến năm 2030.

Một báo cáo của hãng kiểm toán PwC đánh giá, việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước rất quan trọng, bởi thông qua việc thực hành ESG, các ngân hàng sẽ hình thành tầm nhìn, xây dựng và triển khai chiến lược đúng theo lộ trình bền vững.

Báo cáo của HDBank ghi nhận con số ấn tượng về giải ngân tín dụng xanh. Tính đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của HDBank đã vượt 12 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền giải ngân trong năm 2023 cho các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu vượt 3,4 nghìn tỷ đồng.

HD Saison, công ty tài chính tiêu dùng của HDBank cũng đã giải ngân gần 8.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc nhằm giúp những công nhân có thu nhập thấp này nâng cao mức sống.

Dòng tiền được HDBank hướng tới các nghiệp có hoạt động kinh doanh thân thiện, đóng góp cho môi trường và xã hội. HDBank đẩy mạnh hỗ trợ những ngành có tác động tích cực đến môi trường như năng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh xe điện, nông nghiệp công nghệ xanh, tòa nhà xanh, cải thiện chất lượng nguồn nước...

Đối với hoạt động tài trợ tài chính bền vững, HDBank mạnh mẽ triển khai tài trợ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giá trị nông nghiệp, y tế sức khỏe cộng đồng, giáo dục; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ...

“Sự ưu tiên nguồn vốn thể hiện nỗ lực của nhà băng trong việc định hình một tương lai bền vững cho nền kinh tế và trách nhiệm đối với cộng đồng”, ban lãnh đạo HDBank chia sẻ.

Với ACB, một phần quan trọng trong quá trình thực thi ESG của nhà băng là xây dựng khung tài trợ xanh, để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc.

Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc truyền thông và thương hiệu của ACB cho biết, một phần quan trọng trong quá trình thực thi ESG của nhà băng là xây dựng khung tài trợ xanh, để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc.

“Đầu năm 2024, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tín dụng xanh để gia tăng tỷ trọng giải ngân cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt với môi trường”, ông Thái cho biết.

Việc tập trung vào tín dụng xanh cũng giúp các nhà băng dễ dàng huy động các nguồn vốn quốc tế hơn. Theo HDBank, việc thực thi ESG giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh hơn. Trong năm 2023, nhà băng đã huy động hơn 170 triệu USD tín dụng xanh từ các định chế tài chính quốc tế như Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và IFC.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank và khuyến khích sử dụng cho các giao dịch nhập khẩu các thiết bị dùng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, tài chính bền vững. Lũy kế đến năm 2023, hạn mức này được cấp cho HDBank đã vượt 240 triệu USD.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV ước tính, để đạt mục tiêu “net-zero” vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần huy động khoảng 368-380 tỷ USD hoặc tương đương 6,8% GDP hàng năm cho đến năm 2040. Vì vậy, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ các nguồn lực quốc tế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.

Với cam kết về giảm phát thải carbon của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư tư nhân, nguồn vốn gia tăng sẽ được huy động đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang những mô hình kinh doanh xanh và có trách nhiệm với xã hội hơn.

PwC đánh giá, thông qua thực thi ESG trong danh mục sản phẩm cho vay, các ngân hàng trong nước đang thể hiện hình ảnh của mình trong mắt nhà đầu tư ngoại. ESG sẽ ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược M&A ngành tài chính khi các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí này để đánh giá rủi ro và xác định các cơ hội đầu tư.

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Tài chính -  3 tháng
Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024”, HDBank đã giới thiệu những giải pháp số ưu việt. Đây là những sản phẩm dịch vụ đã triển khai thử nghiệm hoặc đã triển khai và cho kết quả tích cực, tạo nên sự hấp dẫn của thương hiệu HDBank trên thị trường.
Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số ngành ngân hàng

Tài chính -  3 tháng
Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024”, HDBank đã giới thiệu những giải pháp số ưu việt. Đây là những sản phẩm dịch vụ đã triển khai thử nghiệm hoặc đã triển khai và cho kết quả tích cực, tạo nên sự hấp dẫn của thương hiệu HDBank trên thị trường.
Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  5 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Bất động sản -  10 giờ

Những thay đổi của Luật Nhà ở 2023 yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chung cư phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập lộ trình thay đổi hợp lý trong công tác vận hành dự án.

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc bổ nhiệm người điều hành mới diễn ra trong bối cảnh công ty được coi là kỳ lân công nghệ của Việt Nam kinh doanh thua lỗ nửa đầu năm.

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Phát triển bền vững -  10 giờ

Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Phát triển bền vững -  11 giờ

Ngành nông nghiệp đang triển khai các phương án chống bão số 3, bảo vệ lúa và hoa màu, nhưng thiệt hại vẫn khó lường do phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của cơn bão.

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Tiêu điểm -  22 giờ

Bão Yagi sắp đổ bộ Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh, gây mưa lớn, ngập úng. Nhiều tỉnh đã cấm biển, dừng bay và sơ tán dân để ứng phó.

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Ống kính -  23 giờ

Các máy bay đang khai thác và bảo dưỡng sửa chữa tại sân bay Nội Bài đã được kéo về khu vực an toàn và chằng néo theo đúng quy định an toàn hàng không.